Gân xanh là các đường tĩnh mạch ở dưới da, có chức năng vận chuyển máu từ các cơ quan trên cơ thể trở về tim, đẩy máu đi khắp cơ thể. Gân xanh có thể nổi ở quanh bắp chân do cơ thể quá gầy hay chơi thể thao, vận động mạnh thì không cần phải điều trị. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, gân xanh nổi ở chân có thể là dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thì cần được điều trị bằng một số biện pháp dưới đây.
Mục lục
1. Phương pháp điều trị
1.1. Điều trị bằng thuốc
Tùy thuộc vào triệu chứng nổi gân xanh ở chân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch dưới đây:
- Thuốc tăng trương lực tĩnh mạch: Diosmin, Hesperidin, Rutosides, Troxerutin, Heptaminol… giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch và tăng sức bền cho tĩnh mạch bị suy yếu.
- Thuốc kháng sinh: beta-lactam, cephalosporin, tetracyclin, clindamycin,… được dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn hoặc dự phòng nhiễm khuẩn nếu tổn thương sâu và lan rộng.
- Thuốc chống viêm: prednisolon, methylprednisolon, betamethasone, dexamethason,…có tác dụng ức chế quá trình viêm, và giảm các triệu chứng sưng đau, nóng rát,…
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc chống đông trong điều trị và dự phòng huyết khối tĩnh mạch giúp giảm tỷ lệ tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Xem cụ thể: Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng thuốc gì?
1.2. Tiêm xơ tĩnh mạch
Tiêm xơ tĩnh mạch là phương pháp sử dụng dung dịch thuốc gây xơ tạo bọt. Bác sĩ sẽ sử dụng một chiếc kim rất nhỏ, bơm dung dịch thuốc tạo bọt vào lòng mạch máu. Dung dịch này sẽ kích thích lớp nội mạc trong cùng của tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch đỏ lên, phù nề, giảm lưu thông máu và gây teo xơ hóa tĩnh mạch dần theo thời gian.
Ngay sau khi rút kim tiêm ra, bác sĩ sẽ ép lên vị trí vừa tiêm để cầm máu, ngăn thuốc chảy ra ngoài, xoa bóp nhẹ nhàng để thuốc có thể đưa đến các tĩnh mạch cần làm xơ quá ở gần đó. Sau cùng, bác sĩ sẽ dán một miếng băng cá nhân để tiếp tục tăng áp lực lên vùng này trước khi chuyển sang các tĩnh mạch tiếp theo.
Biện pháp tiêm xơ tĩnh mạch là thủ thuật ít xâm lấn, thường được thực hiện trong vòng 10 – 30 phút. Phương pháp này có ưu điểm là ít đau, không gây chảy máu, nhanh phục hồi. Sau khi thực hiện thủ thuật này, người bệnh có thể đứng dậy, đi lại nhẹ nhàng và ra về luôn.
Biện pháp tiêm xơ giãn tĩnh mạch là phương án đầu tiên được bác sĩ ưu tiên lựa chọn để điều trị suy giãn tĩnh mạch mức độ nhẹ. Sau khi tiêm xơ tĩnh mạch, nguy cơ tái phát rất thấp. Các tĩnh mạch xung quanh vẫn có khả năng bị suy. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ lối sống sinh hoạt lành mạnh, giảm áp lực lên chân, duy trì cân nặng ổn định, hạn chế đi dép cao gót và tái khám định kỳ để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch tiến triển.
Xem thêm: Chi phí tiêm xơ tĩnh mạch giá bao nhiêu?
1.3. Liệu pháp laser
Liệu pháp laser điều trị nổi gân xanh ở chân do suy giãn tĩnh mạch là dùng nhiệt từ ánh sáng laser để làm xẹp tĩnh mạch. Để thực hiện liệu pháp laser điều trị nổi gân xanh ở chân, bác sĩ sẽ luồn sợi laser vào lòng tĩnh mạch bị giãn, khi đó, tia laser sẽ được chiếu vào vị trí cần điều trị và kéo từ từ ra khiến hai thành tĩnh mạch dính liền với nhau, không cho máu chảy qua nữa.
Trong khi thực hiện chiếu laser, bác sĩ sẽ gây tê kết hợp với bơm nước xung quanh tĩnh mạch sẽ giúp giảm ảnh hưởng của tia laser lên các mô xung quanh. Điều này giúp làm hạn chế bỏng mô và tránh các biến chứng lên dây thần kinh cảm giác.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng laser giúp loại bỏ những tĩnh mạch nông bị giãn, rối loạn chức năng, từ đó, người bệnh sẽ loại bỏ các triệu chứng khó chịu và phòng ngừa các biến chứng của bệnh suy tĩnh mạch.
Biện pháp dùng laser thường được sử dụng trong trường hợp suy giãn tĩnh mạch nặng. Đây là phương pháp có tỉ lệ thành công cao và có tính thẩm mỹ, quy trình thực hiện khá nhanh, ít xâm lấn, không để lại sẹo và ít để lại biến chứng. Bên cạnh đó, thời gian điều trị và phục hồi nhanh, người bệnh có thể đi lại ngay phẫu thuật. Ngày hôm sau người bệnh có thể trở lại làm việc bình thường.
Xem thêm: Chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng laser
1.4. Keo sinh học venaseal tĩnh mạch
Keo sinh học VenaSeal là một loại keo y tế thường được bác sĩ sử dụng đề điều trị suy tĩnh mạch. Keo sinh học VenaSeal có tác dụng đóng kín hoàn toàn tĩnh mạch gặp trục trặc mà không cần can thiệp nhiệt. Từ đó, máu sẽ được định vị lại và lưu thông tại vùng tĩnh mạch khỏe mạnh khác, các triệu chứng của suy tĩnh mạch sẽ biến mất.
Dưới đây là các bước điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng keo sinh học:
- Bác sĩ sẽ siêu âm để xác định vùng tĩnh mạch bị ảnh hưởng.
- Gây tê bằng thuốc gây tê cục bộ tại vùng da phía trên tĩnh mạch bất thường, sử dụng ống thông nhỏ và mỏng vô khuẩn đưa vào.
- Keo sinh học venaseal sẽ được tiêm vào dọc đường tĩnh mạch bị bệnh vào trong tĩnh mạch đích. Chất keo sinh học được nén chặt lại đến khi các thành mạch bị giãn được gắn kết lại với nhau. Từ đó, máu sẽ chuyển hướng lưu thông qua các tĩnh mạch khỏe mạnh khác.
Phương pháp dùng keo sinh học để điều trị suy giãn tĩnh mạch có tính hiệu quả và an toàn rất tốt, không gây đau đớn, không gây chảy máu và tỷ lệ tái phát thấp hơn hoặc tương đương so với các phương pháp điều trị suy tĩnh mạch khác. Sau khi can thiệp, người bệnh không cần đeo vớ, có thể đi lại và sinh hoạt bình thường.
1.5. Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch thường được sử dụng khi giãn tĩnh mạch gây chảy máu nặng, biến chứng loét, đau tức khi vận động đi lại, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Phương pháp phẫu thuật nhằm loại bỏ toàn bộ hệ thống tĩnh mạch giãn, làm giảm áp lực tĩnh mạch dưới da, giúp các tĩnh mạch giãn không tăng lên và phòng tránh các giãn tĩnh mạch mới phát triển.
Trình tự các bước thực hiện phẫu thuật như sau:
- Bác sĩ sẽ siêu âm để đánh giá mức độ giãn tĩnh mạch, đánh dấu các tĩnh mạch bị ảnh hưởng để xử lý.
- Người bệnh được gây tê tủy sống.
- Bác sĩ tiến hành rạch da dọc điểm giữa nếp lằn bẹn, khi đó bộc lộ tĩnh mạch hiển.
- Thắt bỏ các nhánh tĩnh mạch hiển.
- Luồn Stripper, kéo Stripper theo hướng từ trên xuống dưới, khi kéo Stripper đến đâu thì dùng gạc cuộn băng ép tới đó.
- Cuối cùng khâu đóng vết rạch.
Phương pháp phẫu thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch thường ít gặp biện chứng và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.Tùy theo thể trạng, bình thường sau khi mổ từ 1 đến 4 tuần, người bệnh có thể làm việc, vận động nhẹ nhàng, chơi các môn thể thao như: đi bộ, bơi, đạp xe…
Sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ, có chế độ ăn uống lành mạnh, tránh đứng ngồi lâu, dùng vớ áp lực để các tĩnh mạch bị suy giãn không tái phát.
2. Phương pháp hỗ trợ điều trị
2.1. Cải thiện chế độ ăn uống
Đối với những người bị suy giãn tĩnh mạch, chế độ ăn uống cần được kiểm soát bằng cách tăng cường những thực phẩm cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa táo bón, giảm viêm và làm loãng máu. Đồng thời tránh cách thực phẩm dễ gây sưng, viêm, và xuất huyết mạch máu.
Xem chi tiết tại: Bị suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì, kiêng gì?
2.2. Mang vớ ép y khoa
Vớ y khoa (hay còn gọi là vớ giãn tĩnh mạch) là một biện pháp hỗ trợ điều trị hay được sử dụng cho những người bị suy giãn tĩnh mạch. Với những trường hợp chưa mắc suy giãn tĩnh mạch, có các triệu chứng: nổi gân xanh ở chân, nhức mỏi chân cũng có thể để cải thiện và phòng ngừa bệnh. Tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại vớ với áp lực phù hợp như: vớ 15 – 20mmHg, vớ 20 – 30mmHg và vớ 30 – 40mmHg.
Vớ y khoa thường được làm bằng chất có tính đàn hồi cao, có thể ôm chặt từ bàn chân lên đến đầu gối, đùi. Áp lực vớ tăng dần dọc theo chiều dài của chân. Vớ ép y khoa có áp lực theo từng mức giúp lực ép đều đặn lên cẳng chân, đưa máu về tim và giảm lượng máu chảy ngược xuống bàn chân, từ đó giúp giảm hình thành cục máu đông và nổi gân xanh, sưng phù chân.
Để sử dụng vớ y khoa mang lại hiệu quả cao, người bệnh nên sử dụng một cách khoa học, tuân theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để tránh xảy ra tình trạng trạng bị dị ứng, teo cơ…
2.3. Sử dụng Dulcit
Ngoài các biện pháp trên, người bệnh có thể tham khảo viên uống Dulcit – hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả.
- Chiết xuất hạt dẻ ngựa với hoạt chất chính Aescin 40 mg: Chứa các tinh chất giúp chống phù nề, chống viêm, chống oxy hóa và làm bền thành mạch. Đồng thời, hoạt chất này rất tốt cho người bị trĩ, suy giãn tĩnh mạch mãn tính, phù nề sau phẫu thuật. Hoạt chất Aescin trong chiết xuất dẻ ngựa được áp dụng rộng rãi trong hỗ trợ tĩnh mạch.
- Chiết xuất cây đậu chổi, hoạt chất Ruscogenin: 7.5mg: Làm cảm giác mỏi, nặng nề chân, mang lại tinh thần thoải mái, thư giãn cho người bệnh. Hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch mãn tính.
- Bột lá cây phỉ: Witch hazel leaf (bột lá cây phỉ)… 30 mg: Hỗ trợ giảm sưng, kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ phòng ngừa viêm tĩnh mạch.
Sản phẩm mang lại những tác dụng nổi bật:
- Kiểm soát nhanh các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân như: nổi gân xanh ở chân, đau nhức, sưng tấy, phù nề, chân nặng mỏi gây khó khăn trong di chuyển.
- Cải thiện tuần hoàn máu lưu thông từ tĩnh mạch về chân đồng thời tăng sức bền thành mạch, qua đó ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như: giãn vỡ tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch, lở loét,….
- Giúp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch tái phát hiệu quả.
Dulcit được nhập khẩu nguyên hộp từ Holistica – Pháp đảm bảo các yếu tố:
- Hiệu quả nhanh, kiểm soát các triệu chứng như: chân mỏi, tê bì chân, đau nhức, nỏi gân xanh ở chân chỉ sau 4 – 12 tuần khi sử dụng.
- Đạt an toàn tuyệt đối cho người bệnh khi sử dụng.
- Sản phẩm đáp ứng đầy đủ yếu tố chất lượng theo tiêu chuẩn Châu Âu.
- Hàm lượng rõ ràng, có thể điều chỉnh liều lượng phù hợp với từng đối tượng người bệnh.
Viên uống thảo dược Dulcit được sử dụng cho người trưởng thành bị suy giãn tĩnh mạch, ở cả nam và nữ. Để đạt hiệu quả khi dùng Dulcit, nhà sản xuất khuyến cáo người bệnh nên bắt đầu sử dụng với liều 2 viên/ ngày, ngày uống 2 lần, dùng liên tục trong 3 tháng để có kết quả tốt nhất.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Dulcit chính hãng gần nhất
Đặt giao Dulcit về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Nếu còn bất cứ băn khoăn gì hay cần tư vấn thêm về sản phẩm, cách dùng cũng như hiểu thêm về bệnh giãn tĩnh mạch cùng các triệu chứng đi kèm, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1900 545518 nhé.