Xoa bóp tĩnh mạch chân được người bệnh suy giãn tĩnh mạch biết đến như một phương pháp trị liệu đơn giản dễ thực hiện. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ lợi ích và cách thức massage để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn cũng đang quan tâm về phương pháp này, vậy thì đừng bỏ qua bài viết hôm nay.
Mục lục
1. Xoa bóp mang lại lợi ích gì cho người bị giãn tĩnh mạch chân
Giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý xảy ra do hệ thống van và tĩnh mạch chân bị suy giảm chức năng, phình giãn và nổi phồng trên bề mặt da. Tình trạng này làm giảm dòng chảy của máu từ chân về tim, tăng lượng máu ứ trệ trong lòng mạch dẫn đến tăng áp lực lên thành mạch và tăng thoát dịch ngoài lòng mạch. Hệ quả là người bệnh gặp phải hàng loạt triệu chứng ở chân như: đau nhức, phù nề, nặng mỏi, tê bì,…
Xem thêm: Các biến chứng nguy hiểm của bệnh giãn tĩnh mạch chân
Dựa trên quá trình phát triển của bệnh, liệu pháp xoa bóp tĩnh mạch chân nhằm mục đích:
- bình thường hóa quá trình chảy máu và bạch huyết qua các tĩnh mạch và mạch máu;
- loại bỏ phù nề;
- giảm đau; sưng phù chân
- kích hoạt quá trình tái tạo các mô đã trải qua những thay đổi;
- tăng trương lực mạch máu.
Xoa bóp chân không chỉ giúp thư giãn đôi chân mà còn toàn bộ cơ thể, giảm căng thẳng và tắc nghẽn lưu thông máu. Nếu xoa bóp trị liệu thường xuyên, bạn có thể tránh được sự xuất hiện của các vết loét loạn dưỡng da và các ổ viêm.
Cần lưu ý, massage chân không phải là phương pháp điều trị y tế hay cải thiện các vấn đề thẩm mỹ (nổi tĩnh mạch, loét da chân, sạm da chân) ở người bị suy giãn tĩnh mạch chân.
2. Các trường hợp “chống chỉ định” massage tĩnh mạch chân
Thứ nhất: Nếu không đủ tự tin hoặc đã từng tự xoa bóp tĩnh mạch chân ở nhà nhưng không hiệu quả, bạn có thể tham gia những khóa đào tạo ngắn hoặc đăng ký liệu trình xoa bóp tại những cơ sở trị liệu chuyên nghiệp, uy tín để có kết quả tốt hơn.
Thứ hai: Người bị suy giãn tĩnh mạch không nên ngâm chân nước nóng hay dùng các loại tinh dầu nóng khi massage vì có thể khiến tĩnh mạch phình giãn nhiều hơn, khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng sau khi xoa bóp.
Thứ ba: Vì các tĩnh mạch mạng nhện rất mỏng manh nên áp lực mạnh từ việc xoa bóp có thể làm tổn thương thêm các tĩnh mạch đã suy yếu và khiến chúng vỡ ra. Do vậy, cũng không nên massage chân với người bị giãn tĩnh mạch mạng nhện.
Thứ tư: Chống chỉ định massage chân ở những bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) vì áp lực có thể đánh bật cục máu đông khỏi chân và khiến nó gây tắc mạch máu, gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Thứ năm: Không massage cho người bị nổi tĩnh mạch nhiều, tĩnh mạch bị viêm và mẩn đỏ hình thành xung quanh nó
Thứ sáu: Không massage cho người bị giãn tĩnh mạch đang bị viêm loét da, sắc thái của da đã thay đổi (nếu có vết đỏ, bong tróc hoặc sẫm màu.
3. Cách tự xoa bóp giãn tĩnh mạch chân đúng cách
Có rất nhiều phương pháp massage chân khác nhau cho người bị giãn tĩnh mạch, trong đó có những biện pháp bắt buộc được thực hiện bởi những người có chuyên môn. Đối với người bệnh, nếu muốn tự massage chân tại nhà thì chỉ được phép tự mình thực hiện thủ thuật nếu ngay tại thời điểm đó chân không bị đau, hay sưng phù.
Dưới đây là hướng dẫn các bước chi tiết cho những người muốn tự xoa bóp tĩnh mạch tại nhà.
Bước 1: Lấy một ít dầu massage bôi lên lòng bàn tay
Bước 2: Ốp 2 tay vào mắt cá chân, sau đó vuốt kết hợp ấn nhẹ nhàng từ cổ chân lên đầu gối với lực vừa phải. Vuốt khoảng 10 – 15 lần/ lần. Nếu có thể, nên massage từ 1 – 2 lần/ ngày.
Bên cạnh xoa bóp chân đơn thuần, bạn cũng có thể kết hợp với động tác dẫn lưu bạch huyết bằng tay để giảm nhanh triệu chứng phù nề, sưng tấy, căng tức ở chân như sau:
Bước 1: Chạm da – Mạch bạch huyết nằm ngay dưới da nên bạn cần chú ý không ấn quá mạnh lên da. Bạn cần đặt ngón tay trên da, đảm bảo tay không bị trượt và không cảm nhận được cấu trúc nào dưới da.
Bước 2: Kéo căng da – Mạch bạch huyết có tính đàn hồi và dính ngay dưới da nên bạn cần dùng ngón tay kích thích bằng cách kéo căng da nhẹ nhàng theo hướng dòng chảy từ chân lên tim để chuẩn bị xoa bóp.
Bước 3: Massage – Tốc độ của dòng chảy bạch huyết khá chậm nên bạn cần tạo nhịp ấn kết hợp kéo da nhẹ nhàng và chậm rãi với tốc độ khoảng 3 giây/ lần miết và kéo căng da. Sau đó, thả ra chờ vài giây rồi lặp lại.
Thay vì các động tác xoa bóp bằng tay, bạn có thể sử dụng máy massage xung điện để giúp thư giãn cơ và kích thích tuần hoàn máu. Máy massage xung điện trị liệu Omron là liệu pháp giúp giảm tình trạng ứ đọng ở các tĩnh mạch ngoại biên, giảm tê cứng và đau nhức mỏi chân, hỗ trợ sự bài tiết và kích thích quá trình tuần hoàn máu. Các sản phẩm máy xung điện của Omron được thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi khi sử dụng và được sử dụng rộng rãi bởi nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe trị liệu.
Tham khảo thêm: 7 Loại máy massage chân phù hợp cho người bị giãn tĩnh mạch
3. Lưu ý trong khi xoa bóp cho người giãn tĩnh mạch chân
Xoa bóp tĩnh mạch chân là biện pháp có lợi cho người giãn tĩnh mạch nhưng chỉ có thể giúp cải thiện triệu chứng tạm thời mà không thể thay thế các biện pháp điều trị chuyên biệt. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả điều trị suy giãn tĩnh mạch, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Mỗi động tác được thực hiện chậm rãi, nhịp nhàng và bình tĩnh.
- Quy trình theo một hướng – từ trên xuống dưới và bạn nên di chuyển từ gót chân đến vùng bẹn.
- Bắt buộc phải thay thế động tác này bằng động tác khác, xen kẽ nhào, vuốt và chà xát các mô.
- Cấm tạo áp lực quá mức lên da, thực hiện các động tác đột ngột, “gõ” vào chân.
- Không bôi da chân bằng các sản phẩm có tác dụng làm ấm trong suốt quá trình.
- Trong trường hợp một trong các chi dưới có vấn đề về tĩnh mạch thì bắt buộc phải xoa bóp chân thứ hai và bắt đầu từ đó.
Massage chân là một liệu pháp thư giãn, nhưng bạn sẽ cần điều trị y tế để giảm hoàn toàn các triệu chứng và giúp tĩnh mạch khỏe mạnh trở lại.
Các biện pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch hiện nay gồm có:
- Sử dụng thuốc
- Phẫu thuật
- Chích xơ tích mạch
- Laser
Các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà:
- Sử dụng vớ y khoa giúp giảm áp lực cho chân, hỗ trợ tuần hoàn máu, từ đó giảm các triệu chứng trong bệnh lý suy giãn tĩnh mạch.
- Tăng cường tập luyện nhằm thúc đẩy tuần hoàn, cải thiện sức mạnh cơ bắp và xương khớp, từ đó giảm áp lực lên hệ tĩnh mạch giúp ngăn bệnh tiến triển. (Xem thêm: Các bài tập chân cho người bị giãn tĩnh mạch)
- Loại bỏ thói quen có hại với tĩnh mạch như: tăng cân quá mức, đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế, thường xuyên mang vác vật nặng, mặc quần áo quá chặt, đi giày cao gót thường xuyên,…
- Điều chỉnh chế độ ăn uống với mục tiêu loại bỏ những thực phẩm có hại cho tim mạch như: đồ ăn quá ngọt, quá mặn, đồ ăn chế biến sẵn, chế phẩm kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,…
- Kiểm soát tốt tâm lý, tránh để cơ thể ở trạng thái căng thẳng mệt mỏi kéo dài gây tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.