Người bệnh suy giãn tĩnh mạch không chỉ phải đối diện với những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng về thẩm mỹ mà còn đứng trước nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Vậy, suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết hôm nay.
Mục lục
1. Giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?
Suy giãn tĩnh mạch chân hay suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng suy giảm khả năng đưa máu từ hệ thống tĩnh mạch chân trở về tim. Tình trạng này khiến máu ứ đọng trong tĩnh mạch làm tăng áp lực lên thành mạch, biến dạng mạch máu và các tổ chức mô xung quanh.
Những ảnh hưởng dễ thấy nhất mà suy giãn tĩnh mạch gây ra cho người bệnh là triệu chứng đau nhức, phù nề, rối loạn cảm giác,… ở vùng chân. Cùng với đó, hệ thống tĩnh mạch bị phình lớn, lồi khỏi bề mặt da, đổi màu gây mất thẩm mỹ tạo ra tâm lý tự tin cho người bệnh.
Xem chi tiết: Các dấu hiệu nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Theo các chuyên gia, giãn tĩnh mạch chân hoàn toàn có thể tạo thành biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Một số biến chứng nghiêm trọng thường gặp ở người bệnh suy giãn tĩnh mạch phải kể đến như:
1.1 Giãn vỡ tĩnh mạch
Đặc điểm của hệ thống tĩnh mạch ngoại vi là thành mạch mỏng và khả năng đàn hồi kém hơn các mạch máu lớn. Trong khi đó, ở người suy giãn tĩnh mạch, tuần hoàn máu tại tĩnh mạch bị suy giảm làm tăng máu ứ đọng trong tĩnh mạch. Điều này làm tăng áp lực lên thành mạch, khiến tĩnh mạch giãn nở và dần giảm khả năng đàn hồi. Khi vượt quá ngưỡng đàn hồi, tĩnh mạch bị vỡ, gây hiện tượng chảy máu tự phát.
Người bệnh có thể nhận biết rõ tình trạng này thông qua những vết bầm tím trên da. Giãn vỡ tĩnh mạch thường xuất hiện ở vị trí gần các khớp như: mắt cá chân hay khớp gối. Máu sau khi thoát khỏi tĩnh mạch có thể chảy vào các ổ khớp gây ảnh hưởng đến môi trường dịch khớp, tăng độ ma sát, thúc đẩy quá trình thoái hóa và mất tính linh hoạt của khớp.
Nguy hiểm hơn, tình trạng giãn vỡ xảy ra ở các tĩnh mạch sâu hoặc kích thước lớn thường khó phát hiện và gây khó khăn trong việc cầm máu. Lượng màu thoát ra lớn có thể chèn ép đến các khoang, ép vào mạch máu làm giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng các mô và cơ quan, từ đó làm tăng nguy cơ hoại tử. Lúc này, người bệnh có thể cần phẫu thuật can thiệp để cầm máu và tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
1.2 Nhịp tim nhanh trên thất
Ở những người suy giãn tĩnh mạch mạn tính, lượng máu đọng trong hệ thống tĩnh mạch, không quay trở lại hệ tuần hoàn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của hệ thống tim mạch. Để bù đắp cho lượng màu bị thiếu hụt, tim và hệ thống động mạch, tĩnh mạch phải tăng cường hoạt động nhằm bù đắp lại thể tích máu đang ứ đọng trong tĩnh mạch.
Quá trình này có thể gây ra các rối loạn nhịp tim khiến tần số tim tăng cao bất thường. Tình trạng này khiến buồng thất trái không đủ thời gian để lấp đầy máu trước khi co bóp làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu trong hệ thống tuần hoàn toàn cơ thể.
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch biến chứng nhịp tim nhanh trên thất có một số dấu hiệu phổ biến như:
- Cảm giác đánh trống ngực liên tục, cảm nhận rõ nhịp tim đập thình thịch.
- Thường xuyên chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu.
- Cơ thể mệt mỏi, xanh xao và thiếu năng lượng.
- Thường xuyên xuất hiện hiện tượng hụt hơi hay vã mồ hôi trong trạng thái bình thường.
Hỏi đáp: Bị huyết áp cao lâu ngày có thể dẫn tới suy giãn tĩnh mạch không?
1.3 Huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra khi suy giãn tĩnh mạch xảy ra trên diện rộng. Lúc này, lượng máu ứ đọng trong các tĩnh mạch sâu có thể kết vón và tạo thành các cục máu đông làm gia tăng sự cản trở quá trình lưu thông của máu trong tĩnh mạch.
Người bị huyết khối tĩnh mạch sâu thường có chi dưới bị sưng to, đau nhức và rất nặng nề. Nguy hiểm hơn, cục máu đông làm cản trở dòng chảy của máu từ động mạch đến chi, khiến các mô không được cung cấp oxy và dinh dưỡng và làm tăng nguy cơ hoại tử chi.
Huyết khối trong tĩnh mạch sâu cũng có thể vỡ ra, theo dòng chảy của máu di chuyển đến tim và các mạch máu khác trên cơ thể. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tắc mạch phổi (chứng thuyên tắc phổi). Trường hợp nghiêm trọng, nhu mô phổi bị tắc trên diện rộng, người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng do thiếu oxy trầm trọng.
1.4 Lở loét và nhiễm trùng
Lở loét, nhiễm trùng và hoại tử chân là hậu quả do quá trình máu ứ đọng quá nhiều và lâu trong hệ thống tĩnh mạch chi dưới. Sự ứ đọng máu trong tĩnh mạch làm cản trở lượng máu nuôi từ hệ thống động mạch đến chân, khiến các mô bị thiếu hụt oxy và dinh dưỡng trầm trọng, gây chết tế bào.
Tế bào chết đi cũng là lúc quá trình lở loét bắt đầu với những tổn thương xuất hiện trên da. Kết hợp với lưu lượng máu máu qua chân kém, chân phù nề sưng to, hoạt động miễn dịch sụt giảm nghiêm trọng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào tổ chức mô, gây nhiễm trùng và hoại tử.
Lúc này, việc điều trị can thiệp là vô cùng quan trọng. Nếu không được kiểm soát tốt, vết loét có thể tiếp tục tiến triển nghiêm trọng, gây biến dạng chi, ảnh hưởng đến các khớp, làm giảm hoặc mất khả năng di chuyển bình thường.
2. Những con số biết nói về bệnh suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cá nhân mà còn tạo ra tác động với toàn xã hội. Điều này đã được chứng minh qua tỷ lệ mắc bệnh xảy ra ở 35% số người đang làm việc và hơn 50% số người nghỉ hưu ở khu vực Châu Âu. Trong đó, tỷ lệ suy giãn tĩnh mạch dưới xảy ra ở 1% nam giới và 4.5% nữ giới.
Theo thống kê của Tổ chức Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ, có khoảng 10-20% đàn ông và 25-33% phụ nữ Mỹ bị suy giãn tĩnh mạch.
Tuy nhiên, thống kê cũng cho thấy tỷ lệ suy giãn tĩnh mạch ở các nước đang phát triển có xu hướng thấp hơn. Nguyên nhân có thể xuất phát từ cường độ lao động và sự khác biệt về lối sống của các cư dân trong từng khu vực.
Bên cạnh những ảnh hưởng về sức khỏe, suy giãn tĩnh mạch cũng trực tiếp tạo ra gánh nặng về kinh tế cho người bệnh và gia đình của họ. Theo tạp chí Lancet, chi phí cho điều trị tĩnh mạch mạn tính chiếm từ 1.5 – 2% ngân sách y tế của các nước. Tại nước Anh, chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch khoảng 290 triệu bảng Anh/ năm. Tại Pháp, con số này là 780 triệu quan Pháp/ năm. Tương tự, tại Đức, Ý và Tây Ban Nha, con số này cũng lần lượt là 2.420 triệu Mác Đức/ năm, 1.638 tỷ Lia/ năm và 17.240 triệu Pesetas/ năm.
Khi tham chiếu về yếu tố giới tính, các chuyên gia nhận ra rằng nữ giới có tỷ lệ mắc suy giãn tĩnh mạch cao gấp 2 – 3 lần so với nam giới. Điều này có thể là do sự khác biệt về hormone, quá trình thai nghén, đặc rung công việc hoặc việc sử dụng giày cao gót. Trong đó, nếu thời gian mang thai giữa 2 lần càng ngắn thì nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch ở nữ giới càng cao.
Bên cạnh yếu tố giới tính thì di truyền và cân nặng cũng là là vấn đề liên quan mật thiết với bệnh lý suy giãn tĩnh mạch. Theo đó, những người có người thân từng bị suy giãn tĩnh mạch và cân nặng vượt quá tiêu chuẩn sẽ có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch cao hơn người bình thường.
Tại Việt Nam, khoảng 1/4 người trưởng thành mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, trên 40% người trên 50 tuổi bị suy giãn tĩnh mạch mạn chân.
Theo bác sĩ Lê Nhật Tiên, Phó trưởng Khoa Nội, Can thiệp Tim mạch-Hô hấp (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) cho biết, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trung bình một ngày có 20 bệnh nhân đến khám vì bệnh lý tĩnh mạch, tăng dần theo các năm và trẻ dần.
Đáng lưu ý có nhiều bệnh nhân nữ bị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới do thói quen mang giầy cao gót hay mặc quần áo bó sát mà không hay biết.
Xem chi tiết: Mặc quần áo bó sát – tiềm ẩn nguy cơ mắc những bệnh này
3. Làm thế nào để ngăn biến chứng suy giãn tĩnh mạch chân?
Để ngăn suy giãn tĩnh mạch tiến triển thành biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần phối hợp đồng thời nhiều biện pháp song song. Dưới đây là một số thông tin cụ thể.
3.1 Điều trị theo chỉ định
Điều trị kiểm soát bệnh là yếu tố quan trọng nhất giúp phòng ngừa biến chứng suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, để việc điều trị có hiệu quả, người bệnh cần tiến hành thăm khám chuyên khoa và thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ. Tùy vào mức độ bệnh mà mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp điều trị khác nhau.
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa được tiến hành nhằm hỗ trợ quá trình di chuyển của máu từ chân về tim tốt hơn, qua đó cải thiện triệu chứng khó chịu của người bệnh. Các phương pháp điều trị nội khoa bao gồm:
- Băng ép chân: Sử dụng các loại vớ nén y khoa được thiết kế ép chặt ở mắt cá chân và lỏng dần về phía hông giúp cải thiện tuần hoàn từ chân về tim, từ đó cải thiện triệu chứng đau nhức, sưng tấy ở tim.
- Sử dụng thuốc: Phổ biến là các thuốc chứa daflon, rutin C, veinamitol… có tác dụng làm bền thành mạch. Một số bác sĩ có thể tiêm thuốc xơ hóa lòng mạch nhằm ngăn sự giãn ra của tĩnh mạch và cải thiện tuần hoàn máu.
- Tập vật lý trị liệu: Thường bao gồm các bài tập nâng cao chân giúp máu về tim tốt hơn, cải thiện tình trạng phù chân hay các dấu hiệu của hội chứng hậu huyết khối.
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ: Điển hình như các loại lót giày chuyên dụng giúp cải thiện khả năng bơm máu của cơ bàn chân, khắc phục các triệu chứng trong bệnh lý suy giãn tĩnh mạch mãn tính.
Điều trị ngoại khoa
Các can thiệp xâm lấn được thực hiện khi người bệnh không đáp ứng với các biện pháp điều trị nội khoa thông thường. Một số biện pháp điều trị ngoại khoa thường được chỉ định như:
- Làm lạnh với Nitơ lỏng: Nhiệt độ nitơ lỏng ở âm 90 độ C có thể làm nghẹt lòng tĩnh mạch, từ đó cải thiện lưu lượng máu về tim. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát sau điều trị của phương pháp này thường lên đến 30%.
- Xơ tắc tĩnh mạch bằng sóng cao tần: Sử dụng nhiệt do sóng âm ở tần số 200 – 1200 MHz để phá hủy mô, từ đó loại bỏ hiện tượng trào ngược trong lòng tĩnh mạch lớn.
- Dùng keo cyanoacrylate: Có tác dụng bịt kín tĩnh mạch tổn thương, ngăn biến chứng chảy máu đồng thời khắc phục các triệu chứng bầm tím, sưng tấy và đau nhức ở chân.
- Laser nội tĩnh mạch: Nhiệt độ do tia laser tạo ra giúp làm nóng và đóng kín tĩnh mạch, ngăn chặn biến chứng giãn vỡ tĩnh mạch gây chảy máu.
- Phẫu thuật tĩnh mạch: Loại bỏ đoạn tĩnh mạch tổn thương quá nặng, không thể phục hồi, từ đó ngăn các biến chứng giãn vỡ tĩnh mạch, giảm nguy cơ hoại tử đồng thời cải thiện vấn đề thẩm mỹ.
3.2 Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống khoa học với những thực phẩm lành mạnh giúp cải thiện sức khỏe và phục hồi tổn thương tĩnh mạch, qua đó giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu. Một số thực phẩm tốt cho người suy giãn tĩnh mạch gồm:
- Thực phẩm giàu xơ: Có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm áp lực lên hệ thống tĩnh mạch ở nửa dưới cơ thể. Người bệnh nên ăn khoảng 25 – 30g chất xơ/ ngày thông qua các loại rau, củ, quả tươi sống là tốt nhất.
- Thực phẩm giàu flavonoid: Giúp làm bền thành mạch, cải thiện tốc độ và dòng chảy máu từ chân về tim. Flavonoid được tìm thấy nhiều trong tỏi, trái cây họ cam quýt, trà xanh, bông cải xanh, ớt chuông, hạt dẻ ngựa,…
- Thực phẩm giàu vitamin C: Hỗ trợ quá trình sản sinh collagen và elastin giúp tăng cường độ đàn hồi của thành mạch. Vitamin C có nhiều trong ổi, ớt chuông, rau cải, cam, dâu tây, bưởi,….
- Thực phẩm giàu vitamin E: Hoạt động như một chất làm loãng máu, ức chế sự hình thành huyết khối trong lòng mạch. Thực phẩm giàu vitamin E như hạnh nhân, hạt dẻ, quả bơ, đu đủ, củ cải,…
- Thực phẩm giàu Kali: Giúp đảm bảo thể tích máu ổn định, duy trì tốc độ và tuần hoàn máu trong cơ thể. Kali được tìm thấy nhiều trong đậu lăng, hạnh nhân, khoai tây, cá ngừ, các loại rau,…
Bên cạnh việc tăng cường thực phẩm có lợi, người bệnh cũng cần hạn chế những thực phẩm không tốt cho thành mạch như: đồ ăn giàu đường, các loại nước uống chứa cồn, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhiều muối và đồ ăn nhiều dầu mỡ.
2.3 Điều chỉnh lối sống
Khi bị suy giãn tĩnh mạch, người bệnh không chỉ cần chú ý đến chế độ ăn uống và việc điều chỉnh các hoạt động sống hàng ngày cũng vô cùng cần thiết. Một lối sống lành mạnh giúp cải thiện triệu chứng, hạn chế biến chứng và ngăn bệnh tái phát.
Những lưu ý cụ thể cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch gồm:
- Duy trì thói quen khám sức khỏe tim mạch định kỳ khoảng 3 tháng/ lần để theo dõi và kịp thời xử lý bệnh khi có dấu hiệu biến chứng.
- Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý bởi việc thừa cân, béo phì làm tăng trọng lượng lên chân, cản trở quá trình máu lưu thông về tim, từ đó làm nặng thêm tình trạng sưng tấy, đau nhức, nặng nề ở chân.
- Tránh ngâm chân nước ấm vì nhiệt độ cao khiến tĩnh mạch giãn ra, tăng lượng máu ứ đọng trong tĩnh mạch, thúc đẩy phản ứng viêm khiến các triệu chứng trở nặng. (Xem chi tiết: Hướng dẫn ngâm chân cho người bị giãn tĩnh mạch)
- Hạn chế tư thế thấp chân hay vắt chéo chân vì gây cản trở dòng chảy của máu về tim.
- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu liên tục. Bạn nên chủ động đi lại hoặc thay đổi tư thể, tập duỗi chân hoặc xoay cổ chân tại chỗ khoảng 5 – 10 phút sau 1 giờ làm việc.
- Tránh đi giày cao gót, mức quần áo bó sát vì có thể khiến triệu chứng đau nhức, sưng tấy ở chân thêm trầm trọng.
- Kê cao chân khi ngủ sẽ giúp hỗ trợ tuần hoàn máu về tim tốt hơn, từ đó giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh.
- Duy trì thói quen tập luyện tối thiểu 30 phút/ ngày. Bạn có thể bắt đầu với những bài tập đơn giản như: đi bộ, đạp xe, bơi lội,… đều rất tốt cho hệ thống tĩnh mạch chi dưới.
Đọc thêm: Chạy bộ – lợi hay hại cho người bị suy giãn tĩnh mạch
2.4 Sử dụng viên uống Dulcit – Hỗ trợ đẩy lùi suy giãn tĩnh mạch
Dulcit là viên uống thảo dược chuyên biệt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch được nhập khẩu nguyên hộp từ Holistica – Pháp.
Viên uống Dulcit được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng bởi thành phần độc đáo, công thức đã được nghiên cứu, chứng minh hiệu quả và tính an toàn khi sử dụng.
Theo các chuyên gia, viên uống Dulcit sử dụng các loại thảo dược chuyên biệt với hàm lượng cần thiết cho người cho người suy giãn tĩnh mạch, gồm:
- Chiết xuất hạt dẻ ngựa (40mg Aescin): Có tác dụng chống phù nề, chống viêm, chống oxy hóa và làm bền thành mạch. Hoạt chất này đã được chứng minh giảm 60 – 80% các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch sau 4 – 12 tuần.
- Chiết xuất cây đậu chổi (7.5mg Ruscogenin): Giúp giảm triệu chứng nặng mỏi, phù nề chân, đem lại tinh thần thoải mái cho người bệnh. Hỗ trợ điều trị hiệu quả các trường hợp suy giãn tĩnh mạch mạn tính.
- Bột lá phỉ (30mg): Hỗ trợ giảm sưng, kháng khuẩn, chống viêm và phòng ngừa viêm tĩnh mạch.
Để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất, nhà sản xuất khuyến khích người bệnh nên duy trì liệu trình sử dụng trong 3 tháng liên tục với liều dùng 2 viên/ ngày chia làm 2 lần, sau ăn 15 – 30 phút.
Tại Việt Nam, viên uống Dulcit đã được tin dùng trên 10 năm và được phân phối tại hơn 2000 nhà thuốc trên toàn quốc. Người bệnh quan tâm có thể tìm hiểu sản phẩm TẠI ĐÂY.
Đặt hàng online trên website miễn phí vận chuyển: Bấm mua
Đặt hàng online trên Shopee: Bấm mua
Yến đã bình luận
Em bị giãn tĩnh mạch, có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Nếu bạn bị giãn tĩnh mạch ở chân hoặc bị trĩ thì không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Nếu bị giãn tĩnh mạch thừng tinh thì Các tĩnh mạch tinh bị giãn dẫn đến ứ máu tĩnh mạch tại tinh hoàn, khiến nhiệt độ tinh hoàn tăng từ mức 35℃ đến 37-38℃ – mức nhiệt mà tinh trùng rất khó sống được. Đây lý lý do hàng đầu ảnh hưởng đến sự hình thành, khả năng di chuyển (độ di động) và chức năng của tinh trùng, làm giảm tỷ lệ thụ thai thành công.
Phong đã bình luận
làm việc nặng nhiều , hoạt động nhiều mà 2 chân bị đau nhức mỏi từ trong xương , co thắt cơ, tê bì chân, mất ngủ thì có phải nguy cơ của suy giảm tĩnh mạch không ạ
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Triệu chứng của bạn giống với tình trạng thiếu canxi nhiều hơn, hãy đến bệnh viện để kiểm tra kĩ hơn nhé.
Hằng đã bình luận
E thấy e có các triệu chứng giống giãn tĩnh mạch như hay bị tê mỏi chân, thỉnh thoảng nóng rát châm chích một vài điểm, đêm ngủ ko chuột rút nhưng hay bồn chồn chân khó ngủ, mà chân lại ko có dấu hiệu nổi tĩnh mạch, thì đây có phải giai đoạn đầu ko, giai đoạn này e uống thuốc có hết ko, có phải điều trị ngoại khoa k
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Với các triệu chứng bạn kể gồm chân tê mỏi, thình thoảng nóng rát châm chích, đêm ngủ chân bồn chồn không yên,,,đây là cụm các triệu chứng cho thấy tỉ lệ bạn bị suy giãn tĩnh mạch khá cao, ở giai đoạn đầu. Tùy theo tuổi của bạn và mức độ xuất hiện triệu chứng mà chúng ta có các biện pháp khắc phục khác nhau. Nếu bạn dưới 30 tuổi, chúng tôi khuyên bạn nên điều chỉnh lối sống, chăm thể dục đúng cách, các triệu chứng sẽ dần lùi đi. Nếu trên 30 tuổi, các triệu chứng xuất hiện ngày một nhiều thì nên đi khám và điều trị bằng thuốc, vớ y khoa. Nếu các biện pháp vớ ép y khoa + thuốc bền mạch còn đáp ứng tốt thì bạn chưa cần điều trị ngoại khoa.
Thắng đã bình luận
E nghe nói làm việc nặng nhọc thì tay nổi nhiều gân, vậy e bị nổi cả tay và chân nhưng ko triệu chứng gì, thì đó có phải gọi là giãn tĩnh mạch k
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Làm việc nặng nhọc, gắng sức là 1 trong các nguyên nhân gây tình trạng giãn mạch nói chung, nhất là các tĩnh mạch nông nhìn rất rõ, nhưng để trở thành bệnh lý thì còn nhiều nguyên nhân khác, Tình trạng của bạn hiện tại vẫn có thể nói là bình thường, không nên lo lắng. Chúc bạn nhiều sức khỏe!