Nổi gân đỏ ở chân có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này có nguy hiểm hay không? Làm thế nào để ngăn ngừa và điều trị những đường gân đỏ kém thẩm mỹ? Mời bạn cùng Dulcit tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây!
Mục lục
1. Nguyên nhân nổi gân đỏ ở chân
Những đường màu đỏ nổi ngoằn ngoèo ở chân thực chất là các mạch máu, không phải là gân cơ. Nhiệm vụ chính của chúng là dẫn truyền máu hồi lưu trở về tim và đến các bộ phận quan trọng khác.
Các mạch máu bình thường sẽ nằm chìm dưới da. Tuy nhiên, trong một số trường hợp được liệt kê dưới đây, chúng bị phồng lên, đậm màu hơn và nổi lên ngay dưới bề mặt da, có thể quan sát rõ bằng mắt thường.
1.1. Tuổi tác
Đối với người cao tuổi, lớp da bên ngoài (biểu bì) bị lão hóa tự nhiên, trở nên mỏng yếu hơn, mặc dù số lượng tế bào không thay đổi. Từ đó, ta có thể nhìn thấy rõ mạch máu màu đỏ ở dưới da.
Ngoài ra, mạch máu của người cao tuổi có xu hướng mỏng và yếu hơn, chỉ cần va đập nhẹ cũng dễ xuất hiện các vết bầm tím, chảy máu dưới da (thường được gọi là ban xuất huyết lão hóa) và u mạch anh đào.
Hầu hết các rối loạn này chỉ làm mất thẩm mỹ, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cũng không có dấu hiệu gây xuất huyết nặng nề hơn ở các vị trí khác.
1.2. Mang thai
Lượng máu trong cơ thể phụ nữ mang thai tăng cao hơn mức bình thường để hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Bên cạnh đó, nội tiết tố cũng có sự thay đổi. Các yếu tố này làm suy yếu và giãn nở thành tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch nổi lên dưới da một cách rõ ràng và thường có màu đỏ, xanh lục hoặc tím.
Ngoài những mạch máu ngoằn ngoèo kém sắc, phụ nữ mang thai còn cảm thấy chân ngứa ngáy, khó chịu, đau nhức, phù nề.
Những triệu chứng này thường tự thuyên giảm và biến mất hoàn toàn sau vài tuần sinh em bé mà không cần can thiệp bằng bất kỳ phương pháp nào.
1.3. Tăng cân đột ngột
Trọng lượng cơ thể vượt mức cho phép khiến da bị căng ra, nứt và mỏng hơn nên bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những đường tĩnh mạch nằm dưới da.
Tăng cân đột ngột còn là nguyên nhân làm tăng áp lực lên các van một chiều khiến van bị rò rỉ, không thể đóng kín. Ngoài ra, sự gia tăng các mô mỡ có thể làm rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch nông và tổn thương các tĩnh mạch sâu. Từ đó, quá trình lưu thông máu từ chân trở về tim gặp nhiều khó khăn khiến máu ứ đọng, tĩnh mạch giãn nở, trương phồng và nổi rõ hơn dưới da.
1.4. Lạm dụng mỹ phẩm
Hiện nay, trên thị trường lưu hành nhiều sản phẩm làm đẹp kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, kem trộn làm trắng da cấp tốc… chứa nhiều thành phần có hại cho làn da của bạn. Nếu sử dụng chúng trong thời gian dài, da sẽ trở nên mỏng đi, dễ bắt nắng hơn, xuất hiện nhiều vết nám kém sắc và nhìn rõ các nhánh tĩnh mạch nằm ở ngay dưới da.
1.5. Tính chất công việc
Nhân viên văn phòng, tài xế, bác sĩ phẫu thuật, giáo viên… với đặc thù công việc ít vận động, phải đứng hoặc ngồi liên tục trong thời gian dài khiến máu dồn xuống chân làm tăng áp lực lên thành tĩnh mạch. Từ đó, các mạch máu giãn nở và nổi lên ngoằn ngoèo ở đùi, bắp chân, cẳng chân, cổ chân.
Người phải đi giày cao gót thường xuyên hoặc đi giày, mặc quần áo quá chật so với kích thước của cơ thể cũng có khả năng tạo thêm áp lực lên các tĩnh mạch chi dưới khiến chúng tổn thương, sưng phồng và nổi rõ dưới da.
1.6. Suy giãn tĩnh mạch mạng nhện
Suy giãn tĩnh mạch mạng nhện là hiện tượng những mạch máu nhỏ, nằm ngay dưới da bị giãn rộng hơn bình thường do chịu nhiều áp lực hoặc hệ thống van một chiều suy yếu. Điều này cản trở quá trình lưu thông máu và làm tăng nguy cơ ứ đọng máu, vỡ mạch máu nhỏ. Từ đó, những mạch máu màu đỏ nổi ngoằn ngoèo trên da như hình mạng nhện, kèm theo nhiều triệu chứng khác bao gồm: chân đau nhức, phù nề, sưng tấy, nặng mỏi…
Suy giãn tĩnh mạch mạng nhện có mối liên hệ với nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau như: di truyền, mang thai, béo phì, lão hóa do tuổi tác, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, bệnh tim mạch…
Hầu hết các trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch mạng nhện đều không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị với phương pháp phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe như:
- Loạn dưỡng dưới da: Da bị lở loét, nhiễm trùng trầm trọng, thậm chí là hoại tử.
- Viêm mô tế bào: Xuất huyết ngoài lòng mạch gây tụ dịch, phù nề, sưng tấy chân, giảm miễn dịch da, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm tấn công gây viêm mô.
- Huyết khối tĩnh mạch: Dòng máu gặp nhiều khó khăn trong quá trình hồi lưu trở về tim bị ứ đọng lại, hình thành cục máu đông. Chúng có thể di chuyển đến tĩnh mạch sâu và nhiều khả năng gây tắc mạch phổi đe dọa tính mạng. Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
- Những mạch máu màu đỏ nổi dưới da có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh suy giãn tĩnh mạch mạng nhện.
2. Cách điều trị nổi gân đỏ ở chân
2.1. Mang vớ y khoa
Vớ y khoa là phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả dành cho những người bị nổi gân đỏ ở chân do suy giãn tĩnh mạch, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, béo phì, phụ nữ mang thai… Trong quá trình sử dụng, chúng sẽ tạo ra lực ép ở bàn chân và giảm dần khi kéo lên bắp chân, đầu gối, đùi. Tác dụng chính là giảm đường kính tĩnh mạch bị suy giãn, tạo điều kiện cho lượng máu di chuyển trong tĩnh mạch tăng lên, đồng thời cố định các van một chiều để chúng trở lại đúng vị trí ban đầu. Từ đó, quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi hơn, giảm sưng phù, nhức mỏi, hạn chế chứng nổi gân đỏ ở chân và ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông.
Vớ y khoa thường chia thành hai loại là vớ gối và vớ đùi. Bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn loại vớ và độ nén phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
2.2. Massage chân
Massage chân là cách cải thiện quá trình lưu thông máu, làm giảm và ngăn ngừa sự xuất hiện của những mạch máu giãn nở nổi dưới da. Đây cũng là phương pháp đẩy lùi đau nhức, sưng phù và mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Bạn có thể massage chân mỗi ngày trước khi đi ngủ theo các bước đơn giản như sau:
- Bước 1: Rửa sạch chân bằng nước ấm. Không dùng nước quá nóng vì nhiệt độ cao có thể khiến tĩnh mạch ở chân giãn nở trầm trọng hơn.
- Bước 2: Ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái nhất.
- Bước 3: Chà xát lòng bàn chân, mu bàn chân theo chiều dọc để chân nóng lên.
- Bước 4: Dùng hai lòng bàn tay ôm lấy chân, nhẹ nhàng nắn bóp dọc theo chân từ dưới lên trên. Mỗi chân nắn bóp trong khoảng 2 – 3 phút.
- Bước 5: Dùng ngón tay ấn với lực vừa phải theo chiều từ bàn chân, lên bắp chân, đầu gối và đùi.
2.3. Sử dụng thuốc
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ giãn nở tĩnh mạch, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn. Các loại thuốc thường được dùng khi xuất hiện chứng nổi gân đỏ ở chân bao gồm: thuốc tăng trương lực tĩnh mạch, thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc chống đông…
Bạn không được tự ý uống thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ, dược sĩ, đồng thời tuân thủ theo hướng dẫn điều trị về liều dùng và cách dùng để đảm bảo an toàn, hiệu quả nhất trong quá trình sử dụng thuốc.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc khắc phục chứng nổi mạch máu màu đỏ ở chân hiệu quả.
2.4. Can thiệp nội mạch bằng nhiệt
Can thiệp nội mạch bằng nhiệt thường áp dụng cho người bị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới và được chia thành hai loại phổ biến bao gồm:
Bác sĩ rạch một vết cắt nhỏ ngay trên hoặc dưới đầu gối và luồn một sợi cáp có khả năng phát nhiệt bằng sóng cao tầng vào trong lòng tĩnh mạch.
Năng lượng nhiệt sẽ làm xơ hóa thành mạch và cắt đứt những tĩnh mạch bị suy giãn. Từ đó, dòng máu sẽ chuyển hướng sang những tĩnh mạch khác khỏe mạnh hơn.
Việc cắt bỏ bằng sóng cao tầng thường được thực hiện dưới hình thức gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân. Tác dụng phụ thường gặp là cảm giác tê như kim châm (dị cảm) thường diễn ra trong thời gian ngắn và tự khỏi mà không cần can thiệp.
Dùng laser:
Phương pháp này cũng tương tự như can thiệp nội mạch bằng sóng cao tần. Điểm khác biệt là bác sĩ dùng tia laser thay vì sóng cao tần để cung cấp những năng lượng ngắn khiến hai thành tĩnh mạch bị suy giãn dính liền vào nhau.
Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được gây tê và bơm nước xung quanh để hạn chế tối đa nguy cơ tổn thương những mô lân cận và dây thần kinh cảm giác.
Can thiệp nội mạch bằng nhiệt được thực hiện trong thời gian ngắn, ít xâm lấn, hồi phục nhanh, có thể xuất viện sau vài ngày. Phương pháp này hầu như không để lại sẹo và gây ra biến chứng nghiêm trọng.
Tìm hiểu thêm: Chi phí điều trị giãn tĩnh mạch bằng laser
2.5. Liệu pháp xơ hóa
Liệu pháp xơ hóa được thực hiện bằng cách tiêm chất gây xơ ở dạng dung dịch hoặc dạng bọt vào lòng tĩnh mạch nông thông qua siêu âm. Các chất này có khả năng co nhỏ lòng mạch, đồng thời tạo sẹo làm kín tĩnh mạch để dòng máu đổi hướng sang những tĩnh mạch khỏe mạnh hơn.
Đây là phương pháp ít xâm lấn, quy trình thực hiện tương đối đơn giản trong thời gian ngắn, không gây đau, không chảy máu. Tuy nhiên, liệu pháp xơ hóa có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như: đau đầu, ngất xỉu, các vấn đề về thị lực tạm thời, thay đổi màu da (xuất hiện các mảng nâu trên da có thể điều trị được)…
2.6. Phẫu thuật
Trong trường hợp tĩnh mạch giãn nở nghiêm trọng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là:
- Phẫu thuật thắt (ligation) và bóp (stripping): để loại bỏ hoàn toàn những tĩnh mạch bị suy giãn.
- Phẫu thuật CHIVA: lấy các tính mạch nhỏ tại vị trí đã được xác định thông qua siêu âm Doppler.
Đây là phương án giải quyết khá triệt để tình trạng suy giãn tĩnh mạch với tỷ lệ tái phát thấp. Tuy nhiên, bác sĩ tay nghề kém hoặc dụng cụ phẫu thuật không đảm bảo chất lượng có thể gây đau, bầm tím hoặc chảy máu. Một số ít trường hợp bệnh nhân bị tổn thương thần kinh hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu.
Đọc thêm: Những điều cần biết sau khi mổ cắt tĩnh mạch bị giãn
- Phẫu thuật là phương án cuối cùng khi suy giãn tĩnh mạch chi dưới diễn biến trầm trọng.
3. Cách phòng ngừa nổi gân đỏ ở chân
3.1. Ngủ kê cao chân
Bạn dùng gối kê chân cao khoảng 10 – 15cm kê ở dưới khoeo chân hoặc cổ chân và nằm ở tư thế thoải mái nhất khi ngủ. Cách này tạo điều kiện cho máu lưu thông tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng ứ đọng máu gây giãn nở tĩnh mạch và xuất hiện chứng nổi gân đỏ ở chân.
Hỏi đáp: Ngồi rung chân có ảnh hưởng gì không?
3.2. Vận động thường xuyên
Bạn đừng quên luyện tập thể thao đều đặn khoảng 150 phút mỗi tuần và tranh thủ đi lại khoảng 5 – 10 phút sau 45 – 60 phút ngồi hoặc đứng liên tục. Điều này làm giảm áp lực lên hệ thống tĩnh mạch, ngăn ngừa máu ứ đọng, đồng thời tăng cường sức khỏe cho toàn bộ cơ thể.
Bạn có thể lựa chọn các bài tập thể thao tùy theo thể trạng và sở thích của bản thân như: đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, pilates…
3.3. Chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống khoa học là chìa khóa giúp hệ thống tĩnh mạch nói riêng, toàn bộ cơ thể nói chung luôn trong trạng thái tốt nhất. Bên cạnh việc uống đủ nước và cân bằng các nhóm dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày, bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm sau:
- Hoa quả chứa nhiều vitamin C, E: Vitamin C, E có nhiều trong các loại quả họ cam quýt, bơ, dâu tây, kiwi… Chúng góp phần làm tăng sức bền và độ đàn hồi thành mạch.
- Các loại rau xanh: Các loại rau xanh cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa như: rau xà lách, rau chân vịt – rau bina, rau cải xanh, súp lơ… ngăn ngừa sự phá huỷ mô liên kết, bảo vệ tốt tĩnh mạch và các mạch máu khác.
- Thực phẩm có hàm lượng omega-3 cao, ít cholesterol xấu: Các món ăn chế biến từ: dầu đậu nành, dầu mè, đậu phộng, cá hồi… giảm hình thành cholesterol và các mảnh xơ vữa, giúp hệ thống tĩnh mạch luôn trong trạng thái tốt nhất.
- Thực phẩm giàu protein từ động vật: Cá thu, cá ngừ, hàu, tôm, cua, nghêu sò, mực… là sự lựa chọn hoàn hảo cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân.
Ngọc giàu đã bình luận
Cho em hỏi dạo gần đây em bị nỗi gần đỏ và chăm trích nhiều ở chân . Em đi tiệm thuốc họ nỗi em bị giãn tĩnh mạch nghe sợ quá nhưng em cũng cố gắn uống nhưng không giảm dạo gần đây em bị nhiều hơn em cũng hoan mang quá xin cho em hỏi điều trị ở đâu và có hết không ạ . Xin nhắn tin hoặc zalo qua sdth trên giúp em ạ . Em xin cảm ơn ạ
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn, với triệu chứng bạn nêu thì khả năng cao bạn bị suy giãn tĩnh mạch chân. Bệnh này hay gặp ở phụ nữ trung và cao tuổi, ít gặp ở nam giới. Độ tuổi hay gặp là từ 35 tuổi trở lên, tuy nhiên cũng có xu hướn trẻ hóa, 1 số bạn trẻ dưới 30 tuổi, do đặc thù công việc, sinh em bé nên tĩnh mạch bị áp lực và suy giãn.
Tình trạng giãn tĩnh mạch phân chia làm nhiều mức độ, bạn cần đi khám ở bệnh viện để đánh giá mức độ bệnh và tham gia điều trị sao cho phù hợp. Gợi ý cho bạn 1 số cách để hạn chế giãn tĩnh mạch:
– Giảm thời gian ngồi 1 chỗ hoặc đứng quá lâu (trên 45 phút 1 lần), nên đi đi lại lại, mát xa nâng cao chân và mặc quần áo rộng rãi thoải mái
– Không hoặc hạn chế mang giày cao gót, nếu muốn đi giày cao, vui lòng chọn giày đế bằng,
– Không thoa dầu nóng, ngâm chân nước nóng khi đau nhức, châm chích. Nên dùng nước lã hoặc nước mát để xối vào chân những lúc có triệu chứng khó chịu.
– Nâng chân lên khi ngồi, tránh tư thế ngồi ép đùi quá sát vào mép ghế giảm thiểu khả năng bị ứ trệ máu tĩnh mạch chân
Còn nhiều biện pháp không dùng thuốc khác có trên web Dulcit.vn
Tiếp theo: Chọn phương pháp điều trị, với mức độ bệnh như bạn tôi có thể phán đoán rằng bệnh đang ở mức 2, cần điều trị bằng thuốc nhưng chưa phải can thiệp mạch. Thuốc có tác dụng làm bền thành mạch, giảm các triệu chứng khó chịu nhưng thuốc không giúp bạn hết hoàn toàn bệnh và cũng chưa có giải pháp giúp điều trị khỏi hoàn toàn, Mục tiêu là ngăn ngừa bệnh tiến triển, giảm triệu chứng,
Biện pháp 2 là mang vớ ép y khoa, đặc biệt là những lúc bạn phải đứng nhiều hoặc ngồi liên tục, Có thể 1 ngày đeo 1 buổi nếu như cảm thấy khó chịu với vớ ép y khoa,
Can thiệp mạch: Chưa nên.
Hi vọng thông tin trên có ích cho bạn!
Chúc bạn sức khỏe.