Phù chân có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tùy vào từng nguyên nhân mà người bệnh cần sử dụng loại thuốc điều trị khác nhau. Bài viết hôm nay sẽ đề cập đến một số loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị triệu chứng phù chân trong từng trường hợp cụ thể.
Mục lục
Phù là là thuật ngữ mô tả hiện tượng sưng nề mô mềm do thoát dịch từ lòng mạch vào khoảng kẽ hoặc giảm dịch từ khoảng kẽ vào mao mạch và mạch bạch huyết. Phần dịch này chủ yếu là nước, đôi khi là sự tích tụ protein hoặc chất lỏng giàu protein nếu có nhiễm trùng hoặc tắc mạch bạch huyết.
Phù chân thường xảy ra do tăng thể tích dịch ngoại bào, tập trung nhiều ở phần cẳng chân, bàn chân hoặc mặt sau đùi (nếu người bệnh nằm nhiều). Dấu hiệu cho thấy chân đang bị phù thường là: da sưng tấy, căng bóng, khi ấn thấy lõm trong vài giây sau khi thả ra, sưng bọng ở mắt cá chân hoặc tĩnh mạch ở chân nổi lên bề mặt da.
Tình trạng này xảy ra có thể do tăng áp lực thủy tĩnh mao mạch, giảm áp lực keo huyết tương, tăng thẩm thấu mao mạch hoặc tắc nghẽn mạch bạch huyết. Nguyên nhân gây ra các vấn đề này thường do các bệnh lý như:
- Suy giãn tĩnh mạch.
- Suy tim.
- Bệnh lý thận hoặc tổn thương thận.
- Bệnh lý gan.
- Viêm xương khớp
- Đái tháo đường.
- Chấn thương chân.
- Tắc nghẽn mạch máu.
Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng để điều trị triệu chứng phù chân:
1. Thuốc lợi tiểu thiazide
Thuốc lợi tiểu thiazide là nhóm thuốc tác dụng trực tiếp trên thận, có tác dụng lợi tiểu ở mức trung bình. Thuốc ức chế quá trình tái hấp thu Na+ và Cl– ở phần cuối của nhánh lên quai Henle và phần đầu của ống lượn xa, từ đó ngăn cản quá trình tái hấp thu nước tại thận, khắc phục triệu chứng phù. Thuốc cũng cân bằng lượng Na+ và Cl– được thải trừ nên còn được gọi là thuốc lợi tiểu thải trừ muối.
Một số hoạt chất thuộc nhóm lợi tiểu thiazide thường được sử dụng như: Chlorothiazide, Hydrochlorothiazide, Methyl Chlorothiazide, Hydroflumethiazide, Polythiazide,…
Chỉ định: Thuốc lợi tiểu thiazid được chỉ định cho các trường hợp phù chân do: suy tim, xơ gan và suy thận. Có thể dùng cho bệnh nhân là phụ nữ mang thai, trừ trường hợp có phù kèm theo tăng huyết áp.
Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc lợi tiểu thiazid cho những bệnh nhân xơ gan bị giảm kali máu, bệnh nhân đang điều trị bằng digitalis, bệnh nhân phù chân do gout hoặc những người không dung nạp sulfamid.
2. Thuốc lợi tiểu Furosemid
Thuốc lợi tiểu Furosemid (thuốc lợi tiểu quai) là thuốc lợi tiểu tác dụng mạnh, nhanh hơn các thuốc lợi tiểu khác. Thuốc gây ức chế hệ thống đồng vận chuyển Na+/ K+/ 2Cl– ở nhánh lên của quai Henle, qua đó tăng thải trừ những điện giải này và tăng đào thải nước.
Bên cạnh đó,
cũng ức chế quá trình tái hấp thu Na+ và Cl– ở ống lượn xa, ống lượn gần, giúp giảm phù nhanh chóng. Một số hoạt chất cùng nhóm với Furosmid gồm: Torsemide, Bumetanid, Axit ethacrynic,…
Chỉ định: Thuốc lợi tiểu furosemid được chỉ định cho các trường hợp phù chân do suy tim sung huyết, bệnh lý ở thận và xơ gan. Ngoài ra, thuốc cũng hỗ trợ điều trị phù phổi cấp.
Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc lợi tiểu furosemid cho những bệnh nhân mẫn cảm với hoạt chất và các dẫn chất sulfonamide, người bị giảm thể tích máu, mất nước, hạ kali huyết nặng, hạ natri huyết nặng, tiền hôn mê gan, hôn mê gan kèm xơ gan, người vô niệu hoặc suy thận do các thuốc gây độc với thận hoặc gan.
3. Thuốc lợi tiểu Spironolactone
Thuốc lợi tiểu Spironolactone (thuốc lợi tiểu giữ Kali) có tác dụng lợi tiểu kém và chậm hơn các nhóm thuốc khác nhưng lại có khả năng giữ kali. Vì vậy, thuốc thường được dùng kết hợp cùng nhóm lợi tiểu thiazid hoặc lợi tiểu quai.
Thuốc lợi tiểu Spironolactone có cấu trúc tương tự như một loại hormone tuyến thượng thận – aldosterone. Nhờ khả năng ức chế cạnh tranh với aldosterone trên ống lượn xa, thuốc có tác dụng lợi tiểu, giảm phù, hạ huyết áp mà vẫn giữ được magnesi và kali, natri – niệu.
Các hoạt cùng nhóm với Spironolactone bao gồm: Amiloride, Triamterene, Eplerenone,…
Chỉ định: Thuốc lợi tiểu Spironolactone được chỉ định cho những bệnh nhân bị phù chân do tăng quá mức aldosterone, xơ gan, hội chứng thận thư, suy tim sung huyết hoặc phù vô căn.
Chống chỉ định: Không dùng Spironolactone cho các trường hợp suy thận cấp tính, suy thận nặng, bệnh addison, tăng kali huyết, giảm natri huyết hoặc mẫn cảm với thành phần của thuốc.
Hỏi đáp:
4. Thuốc chống đông máu
Thuốc chống đông máu có tác dụng ngăn hình thành và phá vỡ các cục máu đông, ngăn nguy cơ rò rỉ chất lỏng ra ngoài thành mạch, từ đó hạn chế được triệu chứng phù. Thuốc được chia làm 2 nhóm chính gồm: thuốc chống đông máu thế hệ cũ (heparin, warfarin…) và thuốc chống đông máu thế hệ mới (rivaroxaban, apixaban, edoxaban, dabigatran,…)
Trong đó, thuốc thế hệ cũ có tác dụng ức chế vitamin K tổng hợp yếu tố đông máu như prothrombin (yếu tố II), yếu tố VII, IX, X và các protein C, protein S. Thuốc thế hệ mới lại ức chế trực tiếp yếu tố Xa và yếu tố IIa nên có tác dụng chống đông máu.
Chỉ định: Thuốc chống đông máu được chỉ định cho bệnh nhân bị phù chân do huyết khối tĩnh mạch ở chân hoặc tắc nghẽn mạch bạch huyết.
Chống chỉ định: Không dùng thuốc chống đông máu cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người có cơ địa dễ xuất huyết hoặc mắc các bệnh lý về máu làm tăng nguy cơ xuất huyết.
5. Thuốc chống viêm
Các thuốc chống viêm được sử dụng trong điều trị triệu chứng phù chân do phản ứng viêm gây ra. Một số nhóm thuốc thường gặp gồm: thuốc chống viêm NSAIDs (ibuprofen, celecoxib, diclofenac,…) và thuốc chống viêm Corticoid (prednisolone, methyprednisolone, betamethasone, dexamethasone,…).
Trong đó, thuốc chống viêm NSAIDs có tác dụng giảm đau, kháng viêm mức độ nhẹ đến vừa. Thuốc chống viêm Corticoid giúp điều trị đau nhức, sưng tấy, phù nề xương khớp mức độ vừa đến nặng.
Chỉ định: Thuốc chống viêm được dùng cho người bị phù chân do: viêm xương khớp, chấn thương chân dẫn đến tổn thương viêm, thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp cổ chân,…
Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho những người mẫn cảm với thành phần của thuốc, suy gan thận nặng, xuất huyết dạ dày, loét dạ dày, nhiễm khuẩn nặng, suy giảm miễn dịch nặng,…
6. Thuốc Daflon
Daflon là thuốc được bào chế với thành phần chính là hỗn hợp flavonoid gồm: 90% diosmin và 10% hesperidin. Thuốc có tác dụng ức chế chất phân hủy norepinephrin (COMT) dẫn tới tăng trương lực tĩnh mạch, cải thiện tình trạng ứ trệ. Bên cạnh đó, thuốc cũng tăng sức bền mao mạch, giữ vững sự cân bằng đông – chống đông máu, qua đó ngăn tình trạng thoát dịch ngoài lòng mạch, giảm triệu chứng phù.
Chỉ định: Thuốc Daflon được chỉ định cho các trường hợp phù chân do suy giãn tĩnh mạch gây ra.
Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho bệnh nhân rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh thực vật, phụ nữ mang thai và cho con bú.
7. Thuốc Cyclo-3 fort
Thuốc Cyclo-3 fort được bào chế từ các thành phần gồm: ruscus aculeatus, hesperidin, methyl chalcon, acid ascorbic. Thuốc tác dụng trực tiếp lên thụ thể giao cảm alpha của tế bào cơ trơn, gián tiếp kích thích norepinephrin, qua đó làm tăng trương lực cơ tĩnh mạch, gia tăng sức bền thành mạch, tăng cường tuần hoàn mạch bạch huyết và dẫn lưu dịch, giảm triệu chứng phù nề.
Chỉ định: Thuốc Cyclo-3 fort được chỉ định cho các trường hợp phù chân do suy giãn tĩnh mạch.
Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho bệnh nhân bị cường giáp, phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.
Trên đây là một số loại thuốc tây được sử dụng phổ biến trong điều trị triệu chứng phù chân. Lưu ý, người bệnh chỉ được sử dụng thuốc sau khi được bác sĩ thăm khám và chỉ định. Trong quá trình dùng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, nếu có dấu hiệu bất thường cần ngưng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ.
Tham khảo thêm:
Đỗ văn sơn đã bình luận
Mẹ em bị phù nề hết cả người em xin bác sỹ cho một lời khuyên ạ
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn, chuyên gia của Dulcit sẽ sớm liên hệ để tư vấn cho bạn.
Thân ái!
Sùng mí nhua đã bình luận
Xin chào mình mua một ít thuốc dùng cho người già bị phù chân tay và một số vị trí khác ạ
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Dược sĩ của chúng tôi sẽ sớm gọi lại để tư vấn cho bạn.
Thân ái!