Chào bác sĩ.
Công việc chính của tôi là bán hàng tạp hóa, nội trợ, chăm sóc gia đình. Do công việc bán hàng vất vả, phải đứng bán hàng trong thời gian dài chân tôi hiện tại thường xuyên bị đau và nhức, cảm giác rất tức nặng chân. Phần bắp chân hơi rát, càng đứng lâu cảm giác nóng rát từ bàn chân lên gối càng nhiều. Chân tôi ít mạch máu nổi lên nhưng cảm giác rất khó chịu và lo lắng. Tôi nên điều trị như thế nào và nên sử dụng thuốc gì, uống bao lâu? Cảm ơn bác sĩ!
Lê Thị Nga – 58 tuổi (Bình Tân – Sài Gòn)
Trả lời
Chào chị Nga!
Trước hết xin cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp nỗi lo lắng của chị, chúng tôi xin gửi đến chị một số thông tin sau:
Các bà nội trợ, bán tạp hóa, nhân viên thu ngân, giáo viên là nhóm đối tượng chính của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Do đặc thù công việc phải đứng quá lâu, cơ bắp chân không hoạt động nhiều, dẫn đến máu bị dồn lại ở chân và gây ra sự giãn nở của tĩnh mạch. Khi tĩnh mạch giãn nở, van trong tĩnh mạch không còn hoạt động hiệu quả để ngăn máu trở lại chân. Điều này dẫn đến sự trào ngược của máu và gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
Xem thêm: Tác hại của việc đứng quá lâu có thể bạn chưa biết
Tình trạng của chị có các triệu chứng như đau nhức chân, tức nặng chân, nóng rát và nổi các tĩnh mạch trên da, đây hoàn toàn là triệu chứng phổ biến của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Các triệu chứng cho thấy tình trạng ứ trệ máu ở tĩnh mạch đã trở nên nặng hơn, dù chị chưa đưa kết quả siêu âm tĩnh mạch nhưng với triệu chứng trên, mức độ bệnh của chị đang có dấu hiệu nặng lên, tĩnh mạch đang bị giãn ra và van tĩnh mạch bị suy yếu.
Lưu ý với chị rằng giãn tĩnh mạch chân là hậu quả của tình trạng viêm thành tĩnh mạch, trào ngược máu tĩnh mạch xuống chân, cản trở máu từ chân trở về tim gây ứ trệ tuần hoàn, tĩnh mạch từ đó dần giãn to ra, sau đó sẽ đưa đến biến chứng suy tĩnh mạch và huyết khối tĩnh mạch sâu. Bệnh có thể biến chứng thành tình trạng loét chân hoặc viêm tắc tĩnh mạch phổi rất nguy hiểm.
Nguyên nhân phụ nữ dễ mắc giãn tĩnh mạch hơn là do tính chất công việc của phụ nữ thường xuyên đứng quá lâu, hay phải giày cao gót, phụ nữ làm công việc văn phòng, bán hàng, làm thợ may, cắt tóc, giáo viên đều dễ mắc suy giãn tĩnh mạch chân.
Gợi ý: Một số cách hay để giảm đau mỏi chân khi phải đứng lâu
Điều trị suy giảm tĩnh mạch
Để trả lời cho câu hỏi “nên điều trị như thế nào và nên sử dụng thuốc gì, uống bao lâu?” tôi muốn chị và bạn đọc hiểu rằng, nguyên tắc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân là điều trị bảo tồn, hướng đến giảm triệu chứng bệnh để giảm cảm giác khó chịu, mệt mỏi, đồng thời phòng ngừa tăng nặng, phòng ngừa tái phát và phòng biến chứng bệnh.
Khi điều trị suy giảm tĩnh mạch, chúng ta hướng đến các biện pháp:
- Dùng thuốc (hay còn gọi là điều trị nội khoa),
- Can thiệp mạch,
- Biện pháp hỗ trợ khác như tập thể dục, giảm cân, mát-xa…
Thuốc trợ tĩnh mạch hoặc các thảo dược (trong Tpbvsk DULCIT) sẽ cho các tác dụng:
- Ngăn ngừa tình trạng viêm thành tĩnh mạch
- Chống trào ngược máu tĩnh mạch chân, giảm tình trạng ứ trệ máu tĩnh mạch
- Tăng sức bền tĩnh mạch để chống lại tình trạng giãn tĩnh mạch.
Các thuốc có thể kể đến như Daflon 500 (chứa diosmin 500mg), hoặc TPBVSK DULCIT từ Pháp (chiết xuất hạt dẻ ngựa, chiết xuất đậu chổi). Các loại này có thành phần khác nhau, tuy nhiên thời gian điều trị bệnh cần tuân thủ theo đơn thuốc, tùy theo tình trạng bệnh. Thông thường, người bệnh nên được điều trị liên tục từ 3-6 tháng để đánh giá được hiệu quả của thuốc, nếu tốt bệnh nhân cần duy trì, nếu chưa đáp ứng sẽ phải phối hợp thuốc, đổi thuốc hoặc điều trị bằng phương pháp khác.
VIDEO: Tại sao bác sĩ chuyên khoa II khuyên dùng thảo dược cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Ngoài ra, bệnh nhân có thể mang vớ hay còn gọi là tất áp lực. Lựa chọn chất vớ và kích thước theo cỡ chân, mức độ bệnh. Phù hợp khi suy van tĩnh mạch, ứ máu, chân đau mỏi, người phải đi lại hoặc nghề đứng nhiều, người gặp cản trở đưa máu về tim như béo phì.
Chế độ tập luyện và mẹo nhỏ hỗ trợ giảm đau nhức chân do suy giãn tĩnh mạch
Tập luyện
Vì chị có công việc phải đứng và đi nhiều trong ngày nên chị có thể thay thế việc đi bộ hằng ngày bằng đi xe đạp hoặc bơi. Massage chân từ dưới lên, không dùng dầu nóng, hoặc xả nước lạnh vào chân để giảm khó chịu suy giãn tĩnh mạch.
Sử dụng mẹo nhỏ cho công việc
Chị nên mang giày đế thấp, cỡ giày thoải mái, mặc quần áo thoải mái, tránh mang quần chật, tránh đi giày cao gót. Có một số bài tập nhỏ như nhón chân, ngồi xoay và duỗi bàn chân trong 3-5 phút để lưu thông máu. Nếu bị nóng rát bắp chân chị có thể xả nước lạnh vào chân ngay thời điểm đấy, nó sẽ giúp chị giảm triệu chứng này nhanh, hiệu quả.
Xem thêm: Điều trị suy giãn tĩnh mạch không cần dùng thuốc
Sử dụng Dulcit
Dulcit là sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp từ Holistica - Pháp, công thức gồm bộ ba chiết xuất thảo dược hàng đầu dành cho tĩnh mạch chân:
- Chiết xuất hạt dẻ ngựa với hoạt chất chính Aescin 40 mg: Chứa các tinh chất giúp chống phù nề, chống viêm, chống oxy hóa và làm bền thành mạch. Đồng thời, hoạt chất này rất tốt cho người bị trĩ, suy giãn tĩnh mạch mãn tính, phù nề sau phẫu thuật. Hoạt chất Aescin trong chiết xuất dẻ ngựa được áp dụng rộng rãi trong hỗ trợ tĩnh mạch.
- Chiết xuất cây đậu chổi, hoạt chất Ruscogenin: 7.5mg: Làm cảm giác mỏi, nặng nề chân, mang lại tinh thần thoải mái, thư giãn cho người bệnh. Hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch mãn tính.
- Bột lá cây phỉ: Witch hazel leaf (bột lá cây phỉ)… 30 mg: Hỗ trợ giảm sưng, kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ phòng ngừa viêm tĩnh mạch.
Đẩy lùi 5 triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân:
- Đau nhức căng tức bắp chân
- Nóng rát bắp chân,
- Nặng chân
- Sưng phù chân, sưng phù mắt cá
- Hội chứng chân bồn chồn, chuột rút ban đêm.
Sản phẩm giúp hỗ trợ bảo vệ tĩnh mạch từ bên trong, ngăn ngừa biến chứng.
Nên dùng Dulcit liên tục theo liệu trình 3 tháng, uống 2 viên/ ngày, sáng 1 viên, trưa 1 viên, uống, sau ăn 15-30 phút.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Dulcit chính hãng gần nhất
Đặt giao Dulcit về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Ngoài ra, nếu còn bất cứ băn khoăn gì hay cần tư vấn thêm về sản phẩm, cách dùng cũng như hiểu thêm về bệnh giãn tĩnh mạch cùng các triệu chứng đi kèm, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1900545518 nhé. Chúc chị nhiều sức khỏe!