Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh mãn tính không thể tự khỏi và cũng không thể điều trị dứt điểm. Do đó, để kiểm soát các triệu chứng lâu dài và ngăn ngừa tái phát thì chìa khóa chính là điều trị bổ trợ tại nhà. Dưới đây là 12 cách trị giãn tĩnh mạch tại nhà hiệu quả được Dulcit.vn đề xuất, mời bạn tham khảo.
Mục lục
1. Đeo vớ y khoa
Sử dụng vớ y khoa là một trong những biện pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả nhất có thể thực hiện tại nhà. Các loại vớ được thiết kế với áp lực phù hợp nhằm cố định cơ bắp, vị trí van tĩnh mạch và hỗ trợ dòng chảy của máu từ chân về tim, qua đó cải thiện tình trạng sưng nhức, phù nề, đau mỏi ở chân.
Tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại vớ với áp lực phù hợp như: vớ 15 – 20mmHg, vớ 20 – 30mmHg và vớ 30 – 40mmHg. Cách sử dụng vớ tương đối đơn giản, người bệnh có thể thực hiện như sau:
- Dùng tay nắm hai bên miệng vớ và bắt đầu đeo từ bàn chân, tương tự như vớ bình thường.
- Sau khi kéo vớ qua bàn chân, tiếp tục nắm vào các vị trí hai bên thân vớ để kéo cao lên bắp chân hoặc bắp đùi, tùy từng loại vớ.
- Điều chỉnh lại những vị trí vớ bị gấp nếp và cố định đầu dưới của vớ ở vị trí gót chân.
2. Tập vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là những bài tập được xây dựng chuyên biệt cho vùng chân bị suy giãn tĩnh mạch nhằm cải thiện sức mạnh cơ bắp, giảm chèn ép lên tĩnh mạch và thúc đẩy tuần hoàn từ tĩnh mạch chân về tim. Một số bài tập đơn giản, dễ thực hiện tại nhà như:
Bài tập gấp – duỗi cổ chân
- Người bệnh chuẩn bị một chiếc ghế cao khoảng 20 – 30cm.
- Nằm ngửa trên sàn, hai tay đặt thoải mái bên người, đặt một chân lên trên ghế.
- Thực hiện động tác gấp – duỗi cổ chân 10 lần với chân trên ghế.
- Đổi vị trí chân và thực hiện động tác tương tự.
- Bài tập này nên kéo dài khoảng 5 phút.
Bài tập đạp xe tầm thấp
- Người bệnh nằm ngửa trên sàn, hai chân giơ cao song song với nhau và tạo thành góc khoảng 30 độ so với mặt đất.
- Thực hiện động tác ở chân tương tự như khi đạp xe đạp đến khi mỏi chân thì dừng.
- Hạ chân xuống đất, để chân nghỉ khoảng 30 giây – 1 phút thì tiếp tục đạp.
- Thực hiện bài tập trong khoảng 5 phút.
Bài tập nâng chân
- Người bệnh ngồi thẳng lưng trên ghế, sao cho đầu gối vuông góc, bàn chân đặt thoải mái trên sàn.
- Từ từ nâng một chân đá thẳng ra trước rồi hạ xuống. Thực hiện tương tự với chân còn lại.
- Tập hai chân luân phiên khoảng 15 lần, sau đó nghỉ 1 – 2 phút.
- Thực hiện bài tập trong khoảng 10 phút.
Tham khảo thêm: Máy nén ép trị liệu suy giãn tĩnh mạch
3. Tập yoga
Một số động tác yoga giúp kéo giãn cơ, giúp giảm tình trạng đau nhức chân, cải thiện lưu thông máu và giảm áp lực cho tĩnh mạch. Dưới đây là một số động tác yoga tốt cho người suy giãn tĩnh mạch:
Tư thế đứng trên vai
- Người bệnh nằm trên sàn, để tay duỗi theo thân người, lòng bàn tay úp xuống.
- Từ từ ấn lòng bàn tay xuống đất, nâng chân lên cao về phía trần nhà.
- Dùng tay đỡ ở lưng dưới trong suốt thời gian nâng chân.
- Duy trì từ thế trong khoảng 3phuts rồi thả lỏng người, dần trở về tư thế ban đầu.
Tư thế nâng chân lên tường
- Người bệnh nằm ngửa trên sàn, thả lòng cơ thể.
- Từ từ đưa hai chân lên cao, dựa vào tường, lòng bàn chân hướng lên tự nhiên.
- Dịch chuyển để mông sát tường, sao cho chân tạo với cơ thể một góc 90 độ.
- Thả lỏng cơ mặt, vai, cổ. Duy trì tư thế trong khoảng 3 – 5 phút.
- Từ từ đưa người về tư thế ban đầu, điều hòa hơi thở trước khi ngồi dậy.
4. Bơi lội
Trong khi bơi, cơ thể ở tư thế nằm ngang sẽ không tạo áp lực lên chân. Bên cạnh đó, những động tác chân trong lúc bơi lội giúp thúc đẩy tuần hoàn máu từ chân về tim. Người bệnh có thể lựa chọn bất kỳ tư thế bơi nào như: bơi ếch, bơi bướm, bơi sải, bơi ngửa,…
Tuy nhiên, trong khi bơi cần chú ý một số điều sau:
- Tăng dần cường độ tập luyện qua từng ngày để cơ thể thích nghi từ từ.
- Trước khi bơi nên thực hiện các động tác khởi động để tránh tình trạng chuột rút hay co cứng cơ khi tập.
- Không nên gắng sức trong khi bơi, nếu bạn cảm thấy mệt, khó thở, tim đập nhanh, đau chân thì hãy dừng lại.
- Tránh ăn uống quá nhiều trước khi bơi khoảng 1 tiếng.
- Duy trì đều đặn hoạt động bơi lội ít nhất 3 – 4 lần/ tuần để có kết quả tốt nhất.
Hỏi đáp: Bị chuột rút khi đi bơi phải làm sao?
5. Đi xe đạp
Đạp xe là bài tập giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và hệ thống cơ – xương – khớp. Trong lúc đạp xe, hai chân co duỗi nhịp nhàng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng máu ứ đọng trong lòng tĩnh mạch. Hơn nữa, khi đạp xe, người bệnh ngồi bệnh trên yên nên hạn chế được trọng lực ảnh hưởng đến hai chân.
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch tập đạp xe cần chú ý:
- Bắt đầu với động tác nhẹ nhàng, tốc độ chậm và tập trong thời gian ngắn, sau đó mới tăng dần lên.
- Nếu cảm thấy đau mỏi chân, quá sức thì cần dừng lại nghỉ ngơi.
- Nên đạp xe vào vào buổi sáng, ở ngoài trời để cơ thể tăng tổng hợp vitamin D, tốt cho xương khớp.
- Kết hợp sử dụng vớ y khoa trong quá trình tập luyện để tăng hiệu quả.
- Nếu có biến chứng lở loét, người bệnh cần điều trị khỏi trước khi tập luyện.
6. Dùng thảo dược
Một số loại thảo dược có tác dụng tăng sức bền thành mạch, chống viêm, giảm phù nề hay thúc đẩy tuần hoàn máu có thể được sử dụng như một liệu pháp điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch. Dưới đây là một số loại thảo dược truyền thống được sử dụng phổ biến nhất:
Cây phỉ
Cây phỉ chứa nhiều tanin và axit galli cho dụng chống viêm, giảm giãn tĩnh mạch và thúc đẩy tuần hoàn máu. Bạn có thể sử dụng loại thảo dược này theo cách sau:
- Dùng một chiếc khăn sạch ngâm trong nước cây phỉ ướp lạnh.
- Rửa sạch chân và đắp khăn lạnh lên vùng bị sưng tấy, đau nhức do suy giãn tĩnh mạch 2 lần/ ngày.
- Nếu vùng đau nhức ở mắt cá chân, bạn hãy kê cao chân trước khi đắp để tăng hiệu quả điều trị.
- Một cách sử dụng khác là thêm nước cây phỉ vào chậu nước mát và ngâm chân ít nhất 15 phút/ ngày.
Hạt dẻ ngựa
Trong hạt dẻ ngựa chứa hợp chất aescin có tác dụng chống viêm và củng cố tĩnh mạch, cải thiện lưu thông máu ở chân. Loại thảo dược này được ứng dụng rộng rãi trong các chế phẩm thuốc uống, kem bôi hoặc thuốc mỡ ngoài da cho người suy giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, ở các nước phương Tây, loại thảo dược này cũng có thể được pha trà uống hàng ngày.
Đọc thêm: Hạt dẻ ngựa – thảo dược được cả châu Âu sử dụng để trị suy giãn tĩnh mạch
Khi sử dụng hạt dẻ ngựa trị suy giãn tĩnh mạch cần lưu ý:
- Không sử dụng dược liệu sống vì chứa chất độc esculin có thể gây tử vong.
- Không nên sử dụng hạt dẻ ngựa cho trẻ em, người có cơ địa dễ bị dị ứng.
- Thận trọng khi sử dụng hạt dẻ ngựa cho những người bị mắc tiểu đường, bệnh gan, thận hoặc các vấn đề về tiêu hóa.
- Ngưng sử dụng hạt dẻ ngựa ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.
- Hạt dẻ ngựa có thể tương tác với các thuốc trị tiểu đường, thuốc chống đông máu và thuốc chứa lithium, vậy nên cần hỏi bác sĩ trước khi dùng.
Cây đậu chổi
Hoạt chất ruscogenin trong cây đậu chổi giúp củng cố thành tĩnh mạch, cải thiện lưu thông máu từ đó cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch. Cách sử dụng cây đậu chổi đơn giản như sau:
- Sử dụng bông gòn hoặc vải sạch nhúng vào chiết xuất cây đậu chổi.
- Thoa trực tiếp chiết xuất đậu chổi lên vùng chân cần trị liệu 2 lần/ ngày.
- Bạn cũng có thể sử dụng thảo dược này dưới dạng thuốc sắc hoặc viên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Dulcit là viên uống hỗ trợ cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch có thành phần gồm 3 thảo dược:
- Hạt dẻ ngựa
- Cây đậu chổi
- Bột lá cây phỉ
Với công dụng:
- Hỗ trợ làm bền vững tĩnh mạch,chống giãn tĩnh mạch
- Hỗ trợ lưu thông máu,chống tê bì
- Hỗ trợ chống viêm,phòng ngừa viêm tĩnh mạch
Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng từ Holistica – Pháp, có công thức tối ưu dành riêng cho người suy giãn tĩnh mạch chân và bệnh trĩ, giúp đẩy lùi các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân:
- Đau nhức căng tức bắp chân
- Nóng rát bắp chân,
- Nặng chân
- Sưng phù chân, sưng phù mắt cá
- Hội chứng chân bồn chồn, chuột rút ban đêm.
- Chống giãn nổi xanh tĩnh mạch
7. Chườm lạnh
Chườm lạnh giúp làm co mạch, giảm tình trạng ứ đọng máu, giảm viêm từ đó cải thiện các triệu chứng đau nhức, phù nề, sưng tấy đỏ ở chân. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Dùng túi chuyên dụng đựng nước đá hoặc dùng khăn sạch bọc đá vào bên trong.
- Từ từ di chuyển túi chườm trên vùng chân bị đau khoảng 2 – 3 phút.
- Thực hiện 3 – 4 lần để có hiệu quả tốt nhất.
8. Ngồi đúng tư thế
Thói quen ngồi sai tư thế như: bắt chéo chân, gấp chân, chùng lưng,… gây cản trở tuần hoàn máu từ chân về tim, tăng nặng triệu chứng suy giãn tĩnh mạch. Vì vậy, bạn cần điều chỉnh để có tư thế đúng khi ngồi, cụ thể:
- Ngồi thẳng lưng trên ghế, có thể dùng thêm gối tựa lưng nếu cần.
- Điều chỉnh chiều cao của ghế sao cho hai bàn chân đặt trên mặt sàn, chân vuông góc với sàn, đầu gối cao ngang hông.
- Lựa chọn ghế có thể điều chỉnh độ cao, độ êm vừa phải, không quá cứng hoặc quá lún.
Đọc thêm: Người bị suy giãn tĩnh mạch nên nằm ngủ ở tư thế nào?
9. Ăn nhiều chất xơ
Chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm sức ép lên tĩnh mạch ở nửa người dưới trong quá trình tiêu hóa, qua đó cải thiện các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.
Cách bổ sung chất xơ cho cơ thể như sau:
- Hàm lượng chất xơ nên bổ sung là khoảng 25 – 30 gam/ ngày.
- Ưu tiên bổ sung qua các loại thực phẩm tươi sống như: trái cây, rau củ và các loại ngũ cốc nguyên hạt.
- Những người không quen ăn nhiều rau có thể lựa chọn các sản phẩm bổ sung chất xơ để bù đắp.
10. Bổ sung flavonoid
Flavonoid là hợp chất chống oxy hóa có khả năng củng cố độ bền của mạch máu, chống viêm và hạn chế tốc độ tiến triển của suy giãn tĩnh mạch. Cách bổ sung flavonoid cho có thể như sau:
- Ưu tiên bổ sung qua các loại rau xanh và trái cây tươi như: nho, táo, hành, tỏi, bông cải xanh, dâu tây, việt quất,…
- Lượng ăn phù hợp là khoảng 1.5 – 2 cốc trái cây và 3 – 4 cốc rau tươi mỗi ngày.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung flavonoid qua: rượu vang đỏ, trà xanh hoặc trà đen.
11. Bổ sung Kali
Kali là chất khoáng có tác dụng lợi tiểu, hạn chế tình trạng ứ đọng chất lỏng trong các mô từ đó giảm sưng, phù nề chân hiệu quả. Cách bổ sung Kali như sau:
- Hàm lượng Kali cần thiết cho một người trưởng thành là 4.700mg.
- Ưu tiên bổ sung Kali qua các loại thực phẩm như: bơ, chuối, khoai lang, mận khô, nho khô hay các loại nước ép rau củ.
- Trường hợp đặc biệt, người bệnh có thể bổ sung thông qua các chế phẩm theo chỉ định của bác sĩ.
12. Kiểm soát cân nặng
Thừa cân làm tăng áp lực lên chân, khiến tĩnh mạch bị chèn ép làm tăng nặng các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch. Vì lý do này, người suy giãn tĩnh mạch cần tích cực kiểm soát cân nặng của mình ở mức hợp lý. Cách kiểm soát cân nặng như sau:
- Cân nặng tiêu chuẩn được tính dựa trên chỉ số BMI: BMI = cân nặng/ (chiều cao x chiều cao). Cân nặng tính theo kg và chiều cao tính theo cm. Nếu BMI > 24.9 thì người bệnh cần giảm cân.
- Ưu tiên giảm cân bằng các biện pháp điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện.
- Một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật để giúp giảm cân.
Bài viết tiếp theo: Tìm hiểu các loại thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Vũ Phương Nam đã bình luận
Chân nổi nhiều mạch máu xanh, chi chít như mạng nhện uống có khỏi không?
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Uống thuốc tĩnh mạch bất kì sẽ không thể hết được tĩnh mạch nổi chằng chịt, tĩnh mạch giãn lâu ngày, biện pháp duy nhất hết tĩnh mạch chằng chịt là can thiệp mạch bằng các biện pháp như chích xơ, lazer, sóng cao tần. Dùng Dulcit có tác dụng làm bền tĩnh mạch, giúp các tĩnh mạch không bị giãn nặng hơn, một số tĩnh mạch nhỏ mới giãn có thể hết sau 2-3 tháng sử dụng.