Nhiều người tin rằng suy giãn tĩnh mạch chỉ là vấn đề thẩm mỹ và không cần quan tâm quá mức. Chính tâm lý chủ quan này tạo điều kiện lý tưởng để bệnh tiến triển thành những biến chứng nghiêm trọng. Các chuyên gia cảnh báo người bệnh cần nghiêm túc quản lý suy giãn tĩnh mạch ngay từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.
Mục lục
1. Dấu hiệu điển hình của suy giãn tĩnh mạch chân
Trong chương trình “hiểu đúng suy giãn tĩnh mạch”, PGS.Ts Đinh Thị Thu Hương – Nguyên Phó viện trưởng viện Tim mạch quốc gia giải đáp: Suy giãn tĩnh mạch là tĩnh mạch bị suy giảm chức năng dẫn đến các mạch máu bị giãn ra và có hiện tượng ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch, tùy mức độ mà kích thước tĩnh mạch giãn ra hoặc van của tĩnh mạch bị suy, sẽ có biểu hiện triệu chứng khác nhau.
Xem thêm: Các nguyên nhân gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch
Dưới đây là các triệu chứng thường gặp của bệnh:
1.1. Chân nặng nề, tê mỏi
Suy giãn tĩnh mạch chân tiến triển qua 7 cấp độ khác nhau. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh không rõ ràng nên thường bị bỏ qua. Trên cẳng chân không xuất hiện dấu hiệu bất thường nào ví dụ như tình trạng sưng phù hay nổi tĩnh mạch.
Ban đầu, nhiều người chỉ thấy chân có cảm giác nặng nề, mỏi như đeo đá, nóng rát, đặc biệt về chiều tối, có thể sớm hơn là khoảng trưa. Tình trạng này chỉ đỡ hơn khi người bệnh nằm nghỉ ngơi thoải mái.
Khi ngồi hoặc đứng lâu ở một tư thế, chân hay bị tê, tình trạng này sẽ giảm bớt khi bạn xoay cổ chân, đung đưa chân (khi ngồi), đi lại liên tục (khi đứng).
Theo các chuyên gia, người bệnh cần được thăm khám và điều trị chuyên khoa ngay khi các dấu hiệu đầu tiên của suy giãn tĩnh mạch xuất hiện.
1.2. Chuột rút ban đêm
Chuột rút ở chân là sự co cơ đột ngột, không chủ ý của một hoặc nhiều cơ. Chúng thường xảy ra ở chân nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến bàn chân, mắt cá chân, đùi và thậm chí cả thân hoặc cánh tay. Chuột rút ở chân có thể gây đau đớn và kéo dài trong vài giây đến vài phút.
Khi các van bên trong tĩnh mạch hoạt động không bình thường, máu dồn lại ở chân, tĩnh mạch sẽ phình to và xoắn lại gây áp lực lên các dây thần kinh và cơ ở chân, dẫn đến viêm và sưng, có thể dẫn đến chuột rút cơ.
Một lý do khác khiến chứng giãn tĩnh mạch có thể gây ra chuột rút đau đớn ở chân là khi thành tĩnh mạch yếu và căng ra, chúng có thể gây áp lực lên các cơ và dây thần kinh xung quanh. Áp lực này có thể dẫn đến chuột rút hoặc co thắt ở các cơ bị ảnh hưởng.
Rất đặc trưng, chuột rút ở chân bị suy giãn, gặp nhiều về đêm, hai chân bị rút không đồng đều, kèm theo cảm giác tê dưới gan bàn chân, bồn chồn khó chịu không rõ nguyên nhân.
Đọc thêm: Những bệnh nào thường có biểu hiện chuột rút chân?
1.3. Nổi tĩnh mạch
Khi bệnh tiến triển, các dấu hiệu có thể quan sát thấy trên lâm sàng bằng mắt thường với biểu hiện là các mạch máu li ti nổi dưới da. Đặc biệt là gần các mạch máu, mắt cá chân trong, sau đầu gối, sau bắp chân hoặc mặt trong của đùi. Một số bệnh nhân còn bị giãn các mạch máu li ti trên ngực, mặt, cánh tay…
Bệnh nặng hơn có thể thấy trên chân nổi gân xanh to giống như cái đũa. Các tĩnh mạch sau đầu gối chân nổi rõ, ngoằn ngoèo, đường kính trên 3mm. Bệnh càng nặng mạch giãn càng to, càng nhiều.
1.4. Đau nhức chân
Một số bệnh nhân còn mô tả họ bị đau râm râm (âm ỉ) vùng tĩnh mạch bị giãn, và xuất hiện vết thâm chỗ đau đó.
Vùng chân đau nhức liên tục, không có dấu hiệu cải thiện dù đã áp dụng các biện pháp điều trị.
1.5. Chân sưng phù
Giãn tĩnh mạch là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây phù chân. Hầu hết các vấn đề về giãn tĩnh mạch phát sinh khi các van trong tĩnh mạch chân không hoạt động bình thường để giữ cho máu di chuyển. Giãn tĩnh mạch là hiện tượng các tĩnh mạch bị sưng, xoắn nằm sát bề mặt da. Khi các van này bị hư hỏng, chúng sẽ giữ nhiều máu hơn ở áp suất cao hơn bình thường. Chất lỏng được ép vào các mô xung quanh, làm cho chân bị ảnh hưởng sưng lên và cảm thấy nặng nề.
Về cuối hoặc lúc đứng lâu, bệnh nhân có cảm giác máu dồn xuống chân, sưng to mắt cá chân, mu bàn chân dày lên, ấn lõm. Khi nghỉ ngơi hoặc kê cao chân sẽ đỡ hơn.
Chân sưng phù do suy giãn tĩnh mạch dễ bị chẩn đoán nhầm với triệu chứng của suy tim hoặc suy thận, hoặc thậm chí là mang thai.
2. Dấu hiệu nào cho thấy bệnh ở giai đoạn nguy hiểm
Bệnh tiến triển nặng gây phù nặng, giãn nhiều mạch chằng chịt, ngoằn ngoèo, giãn to ứ máu, viêm mạch, nguy cơ loét chân,viêm mô tế bào, cả chân đỏ mọng như quả hồng chín, da trên cơ thể dễ bị bầm, khi gãi dễ gây xuất huyết những đốm đỏ li ti, thậm chí nhiễm trùng nông dẫn vào xương, có thể dẫn đến cắt cụt chi.
Cả suy tĩnh mạch nông và suy tĩnh mạch sâu mạn tính đều có nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch. Huyết khối làm nặng hơn triệu chứng đau nhức, sưng phù, tê buốt chân, đáng lo nhất là huyết khối có thể gây tắc tĩnh mạch phối, nguy hiểm tới tính mạng.
3. Phân biệt dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch nông và sâu
Suy giãn tĩnh mạch chân có thể xảy ra ở cả hai loại tĩnh mạch chính trong cơ thể: tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa hai loại suy giãn này là rất quan trọng để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là thông tin chi tiết về đặc điểm, triệu chứng và nguy cơ của từng loại:
3.1. Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch nông
Tĩnh mạch nông nằm ngay dưới bề mặt da, có nhiệm vụ dẫn máu từ các mô cơ và da trở lại hệ tĩnh mạch sâu. Khi tĩnh mạch nông bị suy giãn, các van một chiều trong tĩnh mạch không còn hoạt động hiệu quả, dẫn đến hiện tượng ứ đọng máu và gây ra nhiều triệu chứng:
Triệu chứng ban đầu:
- Xuất hiện các đường tĩnh mạch nổi rõ màu xanh hoặc tím dưới bề mặt da, thường thấy nhất ở vùng bắp chân hoặc đùi.
- Cảm giác nặng nề và mỏi chân sau khi đứng hoặc ngồi lâu.
- Chân bị đau âm ỉ, cảm giác đau thường tăng lên khi cuối ngày.
Triệu chứng tiến triển:
- Tĩnh mạch giãn ra nhiều hơn, dễ nhận biết bằng mắt thường.
- Da ở vùng chân có thể trở nên khô và ngứa.
- Xuất hiện hiện tượng chuột rút vào ban đêm.
- Sưng phù nhẹ ở vùng mắt cá chân, đặc biệt là sau một ngày hoạt động.
Biểu hiện ngoại hình:
- Tĩnh mạch có dạng xoắn hoặc phình to, nổi gồ lên trên bề mặt da.
- Hình thành các cụm mạch máu nhỏ dạng mạng nhện (telangiectasia) màu đỏ hoặc tím, chủ yếu ở vùng mắt cá và đùi.
3.2. Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch sâu
Tĩnh mạch sâu nằm sâu trong cơ thể, bao quanh bởi các khối cơ lớn, và có chức năng dẫn máu từ các chi trở về tim. Suy giãn tĩnh mạch sâu thường nguy hiểm hơn so với suy giãn tĩnh mạch nông vì nó ảnh hưởng đến các tĩnh mạch lớn hơn và có nguy cơ hình thành cục máu đông, gây biến chứng nghiêm trọng:
Triệu chứng ban đầu:
- Cảm giác nặng nề và căng tức ở chân, nhất là sau khi đứng hoặc ngồi lâu.
- Cơn đau xuất hiện theo từng cơn, chủ yếu là cảm giác đau nhói hoặc căng cứng cơ.
- Chân bị sưng, đặc biệt ở vùng bắp chân hoặc mắt cá chân.
- Màu sắc da thay đổi: vùng da bị suy giãn có thể trở nên tối màu hơn hoặc có các vết thâm tím nhẹ.
Triệu chứng tiến triển:
- Đau và sưng phù ngày càng nghiêm trọng, lan rộng lên đùi hoặc xuống bàn chân.
- Xuất hiện hiện tượng viêm, nóng rát hoặc đỏ da tại khu vực tĩnh mạch bị giãn.
- Da dày lên và cứng hơn, xuất hiện các vết loét khó lành.
- Hình thành các cục máu đông, gây tắc nghẽn tĩnh mạch (huyết khối tĩnh mạch sâu).
3.3. Phân biệt
Triệu chứng:
- Suy giãn tĩnh mạch nông: Các tĩnh mạch có dạng ngoằn ngoèo và gồ ghề, cảm giác đau nhức nhẹ, không có hiện tượng sưng hoặc sưng nhẹ ở mắt cá chân.
- Suy giãn tĩnh mạch sâu: Đau nhức dữ dội, sưng phù rõ rệt, có hiện tượng nóng rát và đỏ da ở vùng bị tắc nghẽn.
Biến chứng:
Suy giãn tĩnh mạch nông:
- Dù suy giãn tĩnh mạch nông không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng có thể làm giảm tính thẩm mỹ, gây đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Trong trường hợp không được điều trị, suy giãn tĩnh mạch nông có thể phát triển thành suy giãn tĩnh mạch sâu hoặc gây ra viêm da, loét da mãn tính.
Suy giãn tĩnh mạch sâu: Có nguy cơ hình thành huyết khối, dẫn đến tắc mạch phổi và các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
4. Làm thế nào để ngăn suy giãn tĩnh mạch chân tiến triển?
Để ngăn suy giãn tĩnh mạch chân tiến triển, ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cần áp dụng các biện pháp cải thiện lối sống và chăm sóc sức khỏe tĩnh mạch hàng ngày.
4.1. Tăng cường thực phẩm tốt cho tĩnh mạch
Người bị suy giãn tĩnh mạch nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa và giảm áp lực tĩnh mạch. Thực phẩm giàu flavonoid, vitamin C, vitamin E giúp tăng cường tuần hoàn, bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa biến chứng. Kali hỗ trợ ổn định thể tích máu và giảm áp lực lên tĩnh mạch.
Bạn có thể xem chi tiết: Danh sách các thực phẩm người bị giãn tĩnh mạch chân nên ăn – nên kiêng
4.2 Áp dụng các bài tập với chân
Việc tập luyện đều đặn cũng giúp giảm nhẹ các triệu chứng do suy giãn tĩnh mạch gây ra. Các bài tập nâng cao chân tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy của máu về tim, tăng cường sức mạnh cơ bắp ở chân đồng thời cải thiện sức khỏe thành tĩnh mạch.
Một số bài tập đơn giản được khuyến khích tại nhà gồm:
- Bài tập nhón gót
- Bài tập nâng cao chân ra sau
- Bài tập nâng chân ngang hông
- …
*** Bài tập vật lý trị liệu được tham khảo theo nguồn tại Bệnh viện 1A.
Bạn có thể xem hướng dẫn cách thực hiện chi tiết trong bài viết: 8 bài tập giảm triệu chứng cho người giãn tĩnh mạch chân
4. Thay đổi thói quen
- Nên tắm với nước ấm hoặc mát, hạn chế tắm nước quá nóng. Vì nhiệt độ cao (như xông hơi, tắm nước nóng) có thể làm giãn tĩnh mạch và khiến tình trạng suy giãn tĩnh mạch tồi tệ hơn.
- Khi nằm hoặc ngồi, bạn nên nâng chân cao sẽ giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch và tăng cường tuần hoàn máu từ chân về tim. Thực hiện đều đặn sau mỗi ngày làm việc căng thẳng.
- Thói quen ngồi vắt chân làm cản trở dòng máu lưu thông và tạo áp lực lớn lên tĩnh mạch, đặc biệt ở người làm việc văn phòng.
- Nếu công việc yêu cầu bạn đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, hãy cố gắng thay đổi tư thế thường xuyên.
- Khi đứng lâu, hãy di chuyển hoặc nhón gót chân để giúp máu lưu thông tốt hơn.
4.3 Dùng vớ nén y khoa tại nhà
Đeo vớ nén y khoa là phương pháp điều trị không xâm lấn thường được bác sĩ chỉ định thực hiện tại nhà. Trong thời gian đầu, người bệnh có thể cần đeo vớ nén cả ngày để cơ thể làm quen. Vớ nén được thiết kế siết chặt ở vùng cổ chân và rộng dần về phía hông nhằm giúp tạo điều kiện cho máu dịch chuyển từ chân về tim.
Tùy vào mức độ suy giãn tĩnh mạch mà người bệnh cần lựa chọn các loại vớ nén với thông số kỹ thuật khác nhau. Thông thường, vớ nén y khoa cho người suy giãn tĩnh mạch được bán tại hiệu thuốc và các cửa hàng bán thiết bị y tế. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể mua theo đơn tại các bệnh viện.
Để lựa chọn được loại vớ nén phù hợp, người bệnh cần thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hỏi kỹ bác sĩ về cách sử dụng, thời điểm và thời gian sử dụng phù hợp để có được kết quả điều trị tốt nhất.
4.4. Uống Dulcit giúp kiểm soát suy giãn tĩnh mạch tiến triển
Viên uống thảo dược Dulcit là sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Holistica – Pháp. Với công thức độc đáo gồm các loại thảo dược chuyên biệt cho người suy giãn tĩnh mạch, viên uống Dulcit giúp giảm triệu chứng khó chịu, tăng bảo thành mạch đồng thời ngăn suy giãn tĩnh mạch tiến triển.
Những tác dụng nổi bật của viên uống Dulcit trong hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch gồm có:
- Bổ sung 40mg Aescin có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống oxy hóa và làm bền thành mạch, qua đó giảm 60 – 80% các triệu chứng đau nhức, sưng tấy nặng nề ở chân chỉ sau 4 – 12 tuần sử dụng.
- Bổ sung 7.5mg Ruscogenin giúp giảm tình trạng nhức mỏi, nặng nề ở chân đồng thời hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch mạn tính.
- Bổ sung 30mg bột cây phỉ có tác dụng giảm sưng, kháng khuẩn hỗ trợ làm lành các tổn thương trên da, giảm triệu chứng sưng nhức, hỗ trợ phòng ngừa viêm tĩnh mạch.
Viên uống Dulcit được nhập khẩu từ Pháp với thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng. Sản phẩm đã được nghiên cứu và chứng minh về cả tính an toàn và hiệu quả dựa trên tiêu chuẩn Châu Âu.
Tại Việt Nam, viên uống hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch đã có mặt trên thị trường trên 10 năm, phân phối tại hơn 2000 nhà thuốc trên toàn quốc, được các chuyên gia y tế và hàng chục nghìn người tiêu dùng Việt tin tưởng.
Dulcit hiện đã có mặt tại hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc, mời bạn xem TẠI ĐÂY
Bạn muốn thanh toán, đặt hàng online và giao hàng tận nhà, mời bạn xem TẠI ĐÂY
Quy Muội đã bình luận
T bị búi giãn tĩnh mạch ở mắt cá chân, nếu như phẫu thuật xong thì có tiếp tục dùng dulcit để phòng dk ko?
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào chị
Giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý ở cả hệ thống tĩnh mạch chân, và khu vực có tĩnh mạch yếu nhất bị áp lực nhiều nhất thì nó sẽ giãn nặng hơn. Khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ xử lý tĩnh mạch ở nơi có biểu hiện giãn nặng nhất, biện pháp này không đồng nghĩa với việc giãn tĩnh mạch sẽ không tái phát. Để phòng ngừa, chị nên duy trì dùng Tpbvsk Dulcit để tăng sức bền, lưu thông máu cho toàn bộ hệ thống tĩnh mạch, ngừa tái phát, Bên cạnh đó, chị cũng nên duy trì các biện pháp phòng tránh không dùng thuốc khác như tập thể dục, đi bơi, đạp xe, tránh tiếp xúc nhiệt độ cao, không ngâm chân nước nóng, ít đi giày cao gót, quần áo chật.
Khách đã bình luận
Tôi bị giãn tĩnh mạch chân mấy năm rồi nhưng kg đau , hơn 1 năm nay do tôi làm việc nặng nó rất bị đau và nặng chân , 2 chân nỗi rất nhiêu mạch máu màu xanh tím, đi kham bs nói giãn độ 2 , uống thuốc bệnh viện mấy tháng kg thấy đỡ ,và tôi dù g rất nhiều thuốc rồi mà kg ăn thua gì ,vậy tôi nên dùng loại thuốc này đc kg bs , xin cảm ơn !
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Trường hợp của bạn đã được chẩn đoán đúng là bị suy giãn tĩnh mạch chân nhưng lại không đáp ứng với thuốc đang dùng. Khi điều trị suy giãn tĩnh mạch, bạn cần kiên trì trong 3 tháng. Nếu sau ba tháng không hieuejq ủa thì bạn nên đổi sang 1 loại sản phẩm khác và tuân thủ lộ trình. DULCIT là 1 sản phẩm tốt, có thể hỗ trợ giảm được các triệu chứng như đau nhức chân, nặng chân, sưng phù chân, chuột rút ban đêm… bạn có thể tham khảo và sử dụng nhé.
Nam đã bình luận
Tôi bị suy tĩnh mạch sâu chi dưới (chưa có hiện tượng giãn), vậy có nên đeo vớ y khoa và can thiệp tiêm xơ ko?
Nếu chỉ bị suy mà chưa giãn tĩnh mạch liệu có chữa khỏi ko?
Bình thường tôi hay chạy bộ, vậy nếu bị suy giãn tĩnh mạch tôi có nên nghỉ chạy ko? Hay giảm tốc độ, cường độ ko?
Cám ơn
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Bị giãn tĩnh mạch sâu bạn nên mang vớ y khoa, nhất là khi có dấu hiệu nặng chân, nhức chân.
Không nên can thiệp tiêm xơ.
Bạn nên đi bộ và nếu có chạy bộ nên chọn giày chạy thoải mái và giảm cường độ. Nếu thấy dấu hiệu đau chân, buốt chân thì nên dùng không nên tiếp tục chạy bộ mà chuyển sang bơi và đạp xe sẽ tốt hơn.
Thúy Hà đã bình luận
T bị giãn tĩnh mạch mạng nhện nhẹ ở đùi thì có cần điều trị k, theo t biết thì nó chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ, tình trạng của tôi cũng ko gây ra triệu chứng gì khó chịu
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chị lưu ý như sau: nếu vùng giãn tĩnh mạch có dị cảm (tức là cảm giác khác lạ) như châm chích, ngứa, nóng ran thì cần điều trị. Hoặc nếu chị thấy xuất hiện giãn ở một số khu vực xung quanh thì nên điều trị bằng thuốc giúp tăng sức bền tĩnh mạch, ngừa viêm tĩnh mạch. Nếu chưa xuất hiện các điều vừa nói ở trên chị cũng có thể phòng ngừa bằng 1 liệu trình tăng bền mạch để phòng nguy cơ bệnh nặng hơn. Chúc chị nhiều sức khỏe!
Trần Ngọc Bích đã bình luận
Liều uống Dulcit là bao viên/ngày, uống trước hay sau ăn ? Có tác dụng phụ gì không ? Có tương tác gì với các thuốc khác không ( như thuốc hạ Huyết áp …) ?
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Dulcit xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Liều dùng Dulcit: Mỗi ngày người bệnh dùng 2 viên, sáng 1 viên, trưa 1 viên, uống, sau ăn 15-30 phút. Sử dụng liên tục tối thiểu 3 tháng.
Nguyên tắc khi sử dụng các sản phẩm cho sức khỏe gồm thuốc, thực phẩm chức năng đó là không nên dùng nhiều thuốc, sản phẩm cùng một thời điểm để tránh tương tác thuốc. Mặc dù sản phẩm TPBVSK Dulcit ít tương tác với thuốc khác nhưng trước khi sử dụng với một loại thuốc hoặc TPCN cụ thể, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.
Lưu ý: Không uống Dulcit cùng với các loại thuốc chống đông máu.
Ngà đã bình luận
Em bị giãn tĩnh mạch 5 năm rồi.mà dạo gần đây bị sưng phù liên tục.mỗi lần phù chân là em sẽ bị phù cả mặt và 2 bàn tay.cảm giác tê bì chân tay rất khó chịu.nếu em uống thuốc thì phải uống bao nhiêu liệu trình ạ
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Đối với sản phẩm Dulcit, sau khi dùng 1 tháng, các triệu chứng như mỏi nhức chân, nặng chân tê chân, chuột rút, sưng phù mắt cá giảm khoảng 50%, sau 2-3 tháng, các triệu chứng giảm từ 60-80%. Vì thế, 1 liệu trình tối thiểu nên dùng là 3 tháng. Bạn nên gọi điện tới hotline của chúng tôi 1900545518 trao đổi rõ hơn về mức độ bệnh để sử dụng sản phẩm hiệu quả.
Thân ái!
Khách đã bình luận
Em bị ngứa 2 bên đùi, khó chịu lắm lúc gáy nổi lên từng sợi mạch liti màu đỏ vậy là sao ạ
Nguyen Duy khang đã bình luận
Chào BS , e bị tê vùng đùi bên chân trái và nhức bắp chuối bên chân trái.Khi ngồi xổm lâu,đung lên thì nhưc ở nhượng chân, phai vài giây mới thắng chân đc. Có phải triệu chứng suy giản tinh mạch ko BS ,xin cảm ơn
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Bạn vui lòng kết nối Zalo chat tới SĐT dược sĩ 0395130769 để được giải đáp sớm nhất!
Thân ái!
Khách đã bình luận
Giá sản phẩm cho xin giá
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Công ty TNHH Dược phẩm VNP, đơn vị phân phối độc quyền sản phẩm TP BVSK Dulcit xin báo giá chính thức:
1 lọ 30 viên giá bán 335.000 vnđ
1 lọ 60 viên giá bán 600.000 vnđ
Nguyễn thị hồng vân đã bình luận
Mình bị thoái hoá đốt sống cổ, hiện mình chưa bị giản tỉnh mạch mình có thể uống thuốc để phòng ngừa không ạ
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Bạn chỉ nên sử dụng Dulcit khi nào được chẩn đoán có bệnh, không cần thiết uống sản phẩm để phòng ngừa nhé.
Khách đã bình luận
E cấp độ 1 muốn mua thuốc loại nào ạ
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Nếu bạn bị suy giãn tĩnh mạch cấp độ 1 rất phù hợp sử dụng Dulcit để bổ trợ điều trị. Bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm hay tình trạng bệnh của mình có thể liên hệ Hotline 1900545518 hoặc kết nối Zalo chat tới SĐT dược sĩ 0395130769 để được giải đáp sớm nhất!
Thân ái!
Khách đã bình luận
Cho e hỏi. Chân e ngồi ko sao .đứng lên đi thi thì bàn chân bị tê 1 lúc rồi hết là sao vay bác. Cảm ơn bác
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Tình trạng tê chân khi ngồi là do tư thế ngồi gấp chân lại gây chèn ép lên hệ thống mạch máu trên chân khiến hệ thống thần kinh, các mô và cơ bắp chân rơi vào tình trạng thiếu máu cục bộ, thiếu oxy và năng lượng. Hệ quả là các tế bào thụ thể trên da không thể hoạt động bình thường, chức năng dẫn truyền tín hiệu của thần kinh bị rối loạn khiến tín hiệu trả về não bộ không rõ ràng. Ngược lại, các “hiệu lệnh” từ não bộ cũng trở nên không rõ ràng dẫn đến cảm giác tê bì, ê mỏi ở chân.
uy nhiên, tê chân khi ngồi lâu nếu xuất hiện kèm các dấu hiệu bất thường khác như: đau nhức, sưng tấy, phù nề, nóng đỏ,… lại có thể là dấu hiệu của bệnh lý, điển hình như: Suy giãn tĩnh mạch chân, thoát vị đĩa đệm, hội chứng ống cổ chân, đau dây thần kinh tọa, bệnh động mạch ngoại biên, thoái hóa cột sống, đau cơ xơ hóa,…
Trường hợp này, tê chân khi ngồi lâu không chỉ gây khó chịu mà có thể tạo thành những ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi vậy, người bệnh cần thăm khám sớm để xác định chính xác nguyên nhân và thực hiện các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Khách đã bình luận
Bao nhiêu tiền 1 hôqj
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Công ty TNHH Dược phẩm VNP, đơn vị phân phối độc quyền sản phẩm TP BVSK Dulcit xin báo giá chính thức:
1 lọ 30 viên giá bán 335.000 vnđ
1 lọ 60 viên giá bán 600.000 vnđ
Hương đã bình luận
Em 34 tuổi,bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới cách đây 7 năm, càng ngày càng tăng,vậy em có nên mang thai nữa ko,và có bị biến chứng nguy hiểm gì không ạ.
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Đối với trường hợp giãn tĩnh mạch lâu năm bạn nên thăm khám lại trước khi có ý định mang thai. Trong các biến chứng nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch thì biến chứng tạo huyết khối tĩnh mạch sâu, gây thuyên tắc ở tĩnh mạch, động mạch phổi…là nguy hiểm nhất, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, để đánh giá đúng tình trạng bệnh hiện tại, chúng tôi khuyên bạn đi kiểm tra tại bệnh viện lớn uy tín để nắm rõ và có sự cân nhắc phù hợp với hoàn cảnh của mình. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Khách đã bình luận
Chào chuyên gia e bị tắc mạch máu chân
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Bạn vui lòng kết nối Zalo chat tới SĐT dược sĩ 0395130769 để được giải đáp sớm nhất!
Thân ái!
0938040326 đã bình luận
Tôi bị đau chân tê buôt nhưng gân ko nổi có ngâm nước ấm được không?
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Nếu bạn bị đau tê buốt chân mà không phải do giãn tĩnh mạch thì có thể ngâm chân nước ấm, nếu bị giãn tĩnh mạch thì không nên. Để chẩn đoán giãn tĩnh mạch chân bạn nên đi siêu âm tĩnh mạch để nắm rõ bệnh tình.
Trương thị hợi đã bình luận
Tôi hay bị chuột rút về đêm đứng lâu làm việc cuối ngày là mỏi khó đi tôi muốn được bs tư vấn
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Hay bị chuột rút về đêm đứng lâu cuối ngày rất có thể là biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch chân, đặc biệt nếu kèm theo các dấu hiệu khác như: bắp chân nóng rát, sưng phù về chiều, hay đau nhức chân, bồn chồn chuột rút vào ban đêm. Nhưng cũng không thể khắng định chắc chắn triệu chứng bạn mô tả có thể là dấu hiệu của một căn bệnh khác như bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường. Bạn nên sớm tới bệnh viện để được kiểm tra chính xác và điều trị hiệu quả.
Ta Thị Kim Anh đã bình luận
tôi hay bị chuột rút bắp chân về đêm, rất đau làm mất ngủ.tôi muốn được tư vấn sử dụng thuốc suy giãn tĩnh mạch.
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn, chuyên gia của Dulcit sẽ sớm liên hệ để tư vấn cho bạn.
Thân ái!
Lương văn sỹ đã bình luận
Tư vấn về việc suy giãn tĩnh mạch
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Dulcit sẽ kết nối để giải đáp chi tiết vấn đề của bạn!
Thân ái!
Hoàng thị vy đã bình luận
Tôi muốn uống thuốc suy giãn tĩnh mạch
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn
Dược sĩ của Dulcit sẽ nhanh chóng hỗ trợ bạn qua điện thoại.
Nguyen thi minh yen đã bình luận
Tôi muốn đc tư vấn
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn, chuyên gia của Dulcit sẽ sớm liên hệ để tư vấn cho bạn.
Thân ái!
Nguyen thi minh yen đã bình luận
Tôi muốn đc tư vấn tôi bi đau moi chân chuôt rút vào ban đêm chân phù . Mong đc chuyên gia tư vấn
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn, chuyên gia của Dulcit sẽ sớm liên hệ để tư vấn cho bạn.
Thân ái!
Len đã bình luận
Chào dược sỹ, bác sỹ kết luận tôi bị sơ van tĩnh mạch đùi, đi đứng khó khăn yếu, uống thuốc được 1 tuần mà đi lại vẫn rất khó, không thấy giảm, tôi có cần đi khám lại ? Cảm ơn
Chuyên gia suy giãn tĩnh mạch đã bình luận
Chào bạn, điều trị suy giãn tĩnh mạch chân với mục tiêu làm tăng sức bền tĩnh mạch, chống lại sự oxy hóa và chống lại sự suy yếu của hệ thống van tĩnh mạch, chống lại sự giãn rộng của thành tĩnh mạch. Để đạt được những kết quả này, cần thời gian không dưới 3 tháng điều trị. Chị hãy kiên trì điều trị ít nhất là 1 tháng, nếu không có kết quả tốt hoặc không thấy cải thiện, thì hãy đi khám lại. Trong quá trình điều trị nếu có câu hỏi thêm vui lòng liên hệ Zalo số: 03995130769.