Nóng rát bắp chân là trạng thái dị cảm xuất hiện ở vùng da bắp chân. Vì không quá phổ biến nên nhận thức của hầu hết mọi người về tình trạng này còn khá mơ hồ. Nhiều người thậm chí không thể xác định rõ ràng cảm giác của mình dẫn đến những khó khăn trong việc lựa chọn biện pháp kiểm soát. Vậy, nóng rát bắp chân là gì và làm thế nào để khắc phục? Mời bạn đọc theo dõi trong bài viết hôm nay.
Mục lục
1. Nóng rát bắp chân phải làm sao khắc phục?
1.1. Ngâm chân nước mát
Ngâm nước mát là một trong những biện pháp giúp cải thiện triệu chứng nóng rát bắp chân nhanh chóng và hiệu quả nhất, đặc biệt trong các trường hợp suy giãn tĩnh mạch chân.
Nhiệt độ lạnh của nước giúp giảm nhiệt trên da, ức chế phản ứng viêm và hạn chế các tổn thương vi mô tại hệ thần kinh, mạch máu, qua đó cải thiện các triệu chứng như: nóng rát, sưng tấy, phù nề, đau nhức, căng tức ở chân.
Cách ngâm nước mát rất đơn giản, bạn chỉ cần:
- Lấy một xô nước sạch, thêm một chút đá để điều chỉnh nhiệt độ của nước khoảng 30 độ C.
- Cho chân vào ngâm trong khoảng 10 – 15 phút.
- Sau khi ngâm cần lau chân khô bằng khăn ẩm, tránh để chân bị ướt.
Ngoài cách ngâm chân, bạn cũng có thể tắm cùng nước mát hoặc chườm lạnh cho chân cũng cho hiệu quả tương tự. Tuy nhiên, cần chú ý tránh để nước quá lạnh khiến dễ khiến cơ thể bị cảm hoặc gây co mạch quá mức, khiến triệu chứng đau nhức nặng nề hơn.
Có thể bạn quan tâm: Các lưu ý khi ngâm chân cho người bị giãn tĩnh mạch
1.2. Massage chân
Các thao tác massage chân giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, ngăn máu ứ đọng trong tĩnh mạch dẫn đến tăng áp lực và gây tổn thương thành mạch.
Bên cạnh đó, việc massage đúng cách cũng làm giãn cơ khớp và giảm căng thẳng cho hệ thần kinh hiệu quả. Những tác động này giúp tăng sửa chữa các tổn thương, khôi phục chức năng dẫn truyền tín hiệu của hệ thần kinh, qua đó loại bỏ các cảm giác dị cảm trên chân như: nóng rát, tê bì, châm chích,…
Nếu có thể, bạn hãy đến các cơ sở massage trị liệu chuyên nghiệp để có hiệu quả tốt nhất. Hoặc, bạn có thể nhờ người thân hoặc tự xoa bóp chân tại nhà theo các bước như sau:
- Ngồi thả lỏng trên giường hoặc trên sàn phẳng, để chân ở tư thế thoải mái nhất.
- Xoa hai lòng bàn tay cho ấm, sau đó thực hiện xoa bóp từ đùi xuống đến bàn chân và các ngón chân.
- Chú ý tăng lực và tần suất xoa bóp ở vùng bắp chân để cải thiện triệu chứng nhanh hơn.
- Thực hiện xoa bóp trong khoảng 15 – 20 phút, sau đó để cơ thể nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 10 – 15 phút trước khi khôi phục hoạt động bình thường.
1.3. Điều chỉnh tư thế của chân
Hầu hết mọi người đều không dành sự chú ý đến việc điều chỉnh tư thế của chân, thế nhưng việc làm này lại rất có lợi cho người đang bị nóng rát bắp chân.
Theo đó, bạn nên tránh để chân ở thấp hoặc bất động trong thời gian dài để tránh tăng áp lực cho hệ thống thần kinh, mạch máu ở chân, khiến triệu chứng trở nên nặng nề hơn.
Một số chú ý về tư thế chân cho bạn khi bị nóng rát bắp chân gồm:
- Khi đứng: Chủ động di chuyển và thay đổi tư thế của chân nếu bạn phải đứng làm việc trong thời gian dài.
- Khi vận động: Tránh các bài tập tăng lực mạnh và đột ngột vùng chân. Ưu tiên tập những động tác nhẹ nhàng và có tư thế chân cao.
- Khi ngồi: Tránh ngồi thõng chân. Nếu có thể, bạn nên điều chỉnh để chân ở vị trí cao hơn, tốt nhất là ngồi thoải mái, duỗi thẳng chân cao ngang hông.
- Khi nằm: Kê cao chân hơn tim sẽ giúp giảm áp lực cho chân và tăng tuần hoàn máu tốt hơn. Bạn nên lựa chọn các loại gối kê chân chuyên dụng để tránh ảnh hưởng đến cột sống và các khớp.
1.4. Đeo vớ y khoa
Đeo vớ y khoa là biện pháp được chuyên gia khuyến khích khi bạn mắc các bệnh mạch máu ngoại vi, đặc biệt là suy giãn tĩnh mạch.
Với thiết kế chuyên biệt, vớ y khoa giúp ổn định cơ bắp, hỗ trợ chức năng bơm máu và điều chỉnh hệ thống tĩnh mạch và van một chiều đúng vị trí. Nhờ đó, cải thiện các triệu chứng như: tê bì, nóng rát, phù nề chân do ứ đọng máu gây ra.
Một số lưu ý khi sử dụng vớ y khoa gồm:
- Vớ y khoa là thiết bị y tế nên chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
- Cần lựa chọn loại vớ có kích thích và áp lực phù hợp để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
- Đeo vớ đúng cách, đủ thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Thường xuyên vệ sinh vớ sạch sẽ để tránh bị kích ứng, ngứa ngáy hay tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Thông báo cho bác sĩ nếu bạn gặp bất cứ triệu chứng nào bất thường trong thời gian sử dụng.
1.5. Tập các động tác tại chỗ
Tập các động tác chân đơn giản tại chỗ như nhón gót chân, kéo giãn chân có thể giúp bạn cải thiện triệu chứng nóng rát bắp chân ở bất kỳ thời điểm nào, ngay cả khi đang làm việc.
Cơ chế của những động tác này là tăng kéo giãn giúp giảm căng cứng cơ, tăng cường lưu thông máu, từ đó kích thích các xung thần kinh hoạt động ổn định.
Xem hướng dẫn: Các bài tập tăng cường lưu thông máu cho chân
2. Chẩn đoán nóng rát bắp chân thế nào? Khi nào khám bác sĩ?
Công tác chẩn đoán nguyên nhân nóng rát bắp chân cần được thực hiện ở các cơ sở y tế, dưới sự giám sát của các chuyên khoa. Bạn nên thăm khám sớm để lựa chọn được biện pháp điều trị phù hợp, tránh chuyển biến xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
2.1. Dấu hiệu cần khám bác sĩ
Khi nhận thấy dấu hiệu nóng rát bắp chân xuất hiện thường xuyên, bạn cần thu xếp thời gian để thực hiện thăm khám càng sớm càng tốt. Điều này giúp phát hiện sớm nguyên nhân, tăng hiệu quả điều trị và giảm ảnh hưởng đến sức khỏe do những chuyển biến xấu.
Ngoài ra, bạn cần đi khám ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu dưới đây:
- Triệu chứng nóng rát bắp chân xuất hiện đột ngột, hoặc sau khi bạn tiếp xúc với các chất hóa học không rõ nguyên nhân.
- Nóng rát bắp chân xuất hiện cùng với các vết thương hở trên chân có dấu hiệu bị nhiễm trùng như: sưng tấy, mưng mủ, tiết dịch bất thường,…
- Triệu chứng nóng rát bắp chân không thuyên giảm mà có xu hướng xuất hiện với tần suất dày và kéo dài hơn.
- Nóng rát bắp chân kèm theo triệu chứng đau chân dữ dội lan tỏa đến đùi, hông, lưng hay bàn chân.
- Chân có hiện tượng mất cảm giác.
2.2. Phương pháp chẩn đoán
Đầu tiên, người bệnh sẽ được bác sĩ thực hiện khám lâm sàng. Trong bước này, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh một số vấn đề như: triệu chứng hiện tại, tiền sử bệnh cá nhân và gia đình, các loại thuốc đang sử dụng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành một số thao tác khám trên chân như:
- Xem xét trạng thái của bắp chân và các vị trí xung quanh.
- Tìm kiếm dấu hiệu của các sang thương trên da như: nhiễm trùng, nhiễm nấm, chấn thương.
- Đánh giá phản xạ, độ nhạy cảm và màu sắc của các vùng da trên chân, đặc biệt là vùng bắp chân.
Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số kiểm tra và xét nghiệm cận lâm sàng trước khi đưa ra chẩn đoán cuối cùng. Một số chỉ định thường được áp dụng gồm:
- Xét nghiệm máu: Xác định xem người bệnh có mắc các bệnh như: đái tháo đường, máu nhiễm mỡ, suy giáp, suy dinh dưỡng, bệnh thận, bệnh nhiễm trùng… hay không.
- Xét nghiệm hình ảnh: Có thể là siêu âm, chụp X – quang, MRI hay CT Scan để xác định các bệnh lý xương khớp và các vấn đề tại mạch máu.
- Đo điện cơ: Giúp đánh giá phản ứng của cơ khi có các kích thích thần kinh và kiểm tra tốc độ dẫn truyền của hệ thống thần kinh.
Sau khi hoàn thành các bước thăm khám, bác sĩ sẽ dựa trên kết quả thu được để xác định chính xác nguyên nhân gây nóng rát bắp chân, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng thực tế của người bệnh.
Xem thêm:
2.3. Điều trị theo nguyên nhân
Tuy theo nguyên nhân gây nóng rát bắp chân là gì mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh có thể được chỉ định:
- Các thuốc giảm đau như: paracetamol, ibuprofen,… hay các thuốc gây tê tại chỗ lidocain, capsaicin để giảm cảm triệu chứng đau nhức, bỏng rát vùng chân.
- Các thuốc điều trị nấm như itraconazole, posaconazole, terbinafine, voriconazole,… trong trường hợp nhiễm nấm.
- Các thuốc kiểm soát đường huyết như: insulin, metformin,… trong trường hợp bị đái tháo đường.
Trên thực tế, rất nhiều trường hợp nóng rát bắp chân xuất phát từ bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân. Đây là bệnh lý xảy ra do cấu trúc và chức năng của hệ thống tĩnh mạch và các van một chiều bị suy giảm, khiến máu từ tĩnh mạch không thể trở về tim như bình thường.
Để điều trị suy giãn tĩnh mạch, người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp như: dùng thuốc giảm triệu chứng, chích xơ tĩnh mạch, laser nội tĩnh mạch, xơ hóa tĩnh mạch bằng sóng cao tần, hay phẫu thuật tĩnh mạch trong các trường hợp nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, người bệnh được khuyến khích kiểm soát chế độ dinh dưỡng, xây dựng lối sống khoa học kết hợp cùng các sản phẩm hỗ trợ đẩy lùi giãn tĩnh mạch có nguồn gốc từ thảo dược, điển hình như viên uống thảo dược Dulcit.
Viên uống thảo dược Dulcit là sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Holistica – Pháp. Sản phẩm được xây dựng trên công thức kết hợp từ bộ 3 thảo dược chuyên biệt cho người suy giãn tĩnh mạch gồm: Hạt dẻ ngựa – Cây đậu chổi – Cây phỉ.
Viên uống Dulcit được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch bởi hiệu quả và tính an toàn đã được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng. Tác dụng nổi bật của sản phẩm phải kể đến như:
- Giảm nhanh các triệu chứng: nóng rát, đau nhức, tê mỏi, căng tức, phù nề chân chỉ sau 4 – 12 tuần sau khi sử dụng.
- Thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp làm bền thành mạch, nhờ đó ngăn suy giãn tĩnh mạch tiến triển và tái phát.
- Hiệu quả trong suy giãn tĩnh mạch mạn tính, giúp phòng ngừa viêm tĩnh mạch và các biến chứng như: giãn vỡ tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch, lở loét chân,…
Toàn thảo dược trong Viên uống Dulcit được thu hái và chiết xuất độc quyền theo công nghệ của Holistica – Pháp. Bởi vậy, sản phẩm đáp ứng toàn bộ các tiêu chuẩn kiểm soát nghiêm ngặt của châu Âu.
Hiện nay, viên uống Dulcit đã có mặt hơn 10 năm tại Việt Nam, được hơn 2000 nhà thuốc phân phối và được hàng chục nghìn người bệnh suy giãn tĩnh mạch tin dùng.