Thay đổi thời tiết là điều kiện thuận lợi tái phát và gia tăng bệnh mạn tính ở người cao tuổi. Trong đó, suy giãn tĩnh mạch chi dưới là nhóm bệnh phổ biến. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường gặp ở phụ nữ trung và cao tuổi, mùa hè nhiệt độ độ ẩm môi trường quá cao, bệnh gia tăng, biểu hiện phù chân, nhức chân, nặng chân nhiều hơn. Người bệnh cần làm gì để tránh tác hại của bệnh suy giảm tĩnh mạch trong mùa hè ngày càng nóng này?
Mục lục
1. Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì?
Tĩnh mạch có vai trò là đường dẫn máu trở về tim, tĩnh mạch có khắp cơ thể, tuy nhiên bệnh được nhắc đến nhiều nhất là suy tĩnh mạch chi (chân) hoặc bệnh trĩ. Tĩnh mạch có van một chiều giúp đưa máu từ các bộ phận di chuyển theo hướng về tim. Vì bất kì một lí do nào đó như tăng áp lực quá mức trong thời gian dài là suy van hoặc do lão hóa (người tuổi cao) mà van tĩnh mạch giảm tính đàn hồi, bị suy giảm chức năng, dẫn đến không thể đóng kín lại được, xuất hiện dòng máu ngược trên tĩnh mạch, gây ra tình trạng ứ máu.
Tình trạng ứ máu, gây tăng áp lực lên tĩnh mạch càng làm nặng thêm dòng chảy ngược và áp lực trực tiếp lên thành tĩnh mạch, làm giãn tĩnh mạch, gây ra các triệu chứng tê nhức, đau mỏi, viêm đau, nổi mạch…
Triệu chứng hay gặp là cảm giác đau nhức, nặng chân, mỏi chân, cảm giác nóng, ngứa, co cứng hay chuột rút về đêm, khi đứng cảm thấy tê như máu chảy dồn xuống chân, cảm giác châm chích rất khó chịu. Các triệu chứng này có thể nhầm lẫn với bệnh xương khớp, thiếu can xi hoặc bệnh liên quan đến thần kinh ngoại biên, do đó việc nhận ra bệnh đối với nhiều người bệnh cũng gặp nhiều khó khăn.
Triệu chứng thực thể là: Có những đường vành mạch máu nhỏ hay những đường gân xanh nổi trên da, sau bắp chân, kheo chân, có vết chàm hay loét vùng cổ chân, viêm mô dưới da…
2. Bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Bệnh suy giảm tĩnh mạch chân là bệnh mạn tính, chúng thường không gây nguy hiểm ngay, tuy nhiên, về lâu dài nếu không biết cách điều trị sẽ nguy hiểm, gây ra một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Vì vậy, chúng ta không nên chủ quan. Cụ thể như:
- Suy giãn tĩnh mạch khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, mọi vận động khá là khó khăn, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc
- Các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch nổi trên da gây mất thẩm mĩ, khiến người bệnh tự ti.
- Suy giãn tĩnh mạch để lâu không được điều trị có thể khiến tĩnh mạch bị vỡ nếu người bệnh không may va chạm hoặc gặp các chấn thương tại khu vực này. Các cục máu đông dần dần sẽ hình thành ở tĩnh mạch, đây là vấn đề tương đối nguy hiểm.
- Nếu chân của người bệnh mắc suy giãn tĩnh mạch có các vết thương, nhiễm trùng thì rất dễ bị lở loét và khó điều trị khỏi dứt điểm.
Chính vì những biến chứng nguy hiểm trên nên khi thấy có triệu chứng hoặc biết mình mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, người bệnh nên đi khám để có phương pháp điều trị cụ thể cùng với đó, hãy hãy xây dựng lối sống lành mạnh, thay đổi những thói quen xấu.
Xem cụ thể: Suy giãn tĩnh mạch có thể gây ra những biến chứng nào?
3. Vì sao mùa hè gia tăng suy giãn tĩnh mạch chân?
Có nhiều yếu tố được cho là nguy cơ bệnh suy giãn tĩnh mạch chân gồm: béo phì, nghề nghiệp đứng lâu ngồi nhiều, di truyền, lão hóa, thói quen mang giày cao gót, vắt chéo chân, công việc nặng nhọc… Tuy nhiên, yếu tố chính được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh vào mùa hè là do nhiệt độ cao, môi trường ẩm thấp.
Lý do giải thích cho hiện tượng này đến từ việc nhiệt độ ngoài môi trường tăng cao khi mùa hè đến. Khi bệnh nhân tiếp xúc với nền nhiệt độ cao, nhất là trực tiếp dưới ánh mặt trời trong thời gian dài sẽ khiến cho các tĩnh mạch giãn nở ra. Điều này làm gia tăng việc máu bị ứ đọng khiến bệnh trở nặng.
Nhiệt độ cao và môi trường ẩm nóng thất thường khiến tĩnh mạch dễ bị giãn hơn, nhất là các tĩnh mạch nông, tĩnh mạch mạng nhện nổi trên da, cảm giác nóng rát bắp chân, nặng nề, sưng phù ở mắt cá chân, mu bàn chân tăng lên
4. Các giải pháp khắc phục suy giãn tĩnh mạch chân trong mùa hè
Tình trạng chung của rất nhiều bệnh nhân SGTM là mặc dù đang uống thuốc hoặc uống thuốc có hiệu quả trong điều trị SGTM nhưng vẫn bị tái phát, các triệu chứng tăng lên trong mùa hè, vậy có cách nào hỗ trợ tại nhà thêm được không? Hãy thử một vài cách sau:
4.1. Sử dụng nước mát xối vào chân vào chiều tối hoặc lúc khó chịu
Nước lã có tác dụng giảm nhiệt độ ở chân tức thì, xua dịu cảm giác nóng tức, đồng thời giúp co nhẹ tĩnh mạch ở chân do được làm mát. Sử dụng vòi nước xối vào chân trong khoảng 3-5 phút, có thể lặp lại sau mỗi giờ đồng hồ. Lưu ý rằng, không nên dùng nước đá, nước lạnh bởi vì nhiệt độ thấp quá sẽ gây tác dụng ngược.
4.2. Đi bộ dưới nước
Bơi hay đi bộ dưới nước đều có tác dụng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Tận dụng khả năng đàn hồi linh hoạt của nước, người đi bộ dưới nước sẽ được mát xa chân từ mọi phía với áp lực vừa phải, giúp giảm các cảm giác khó chịu ở chân. Đồng thời đi bộ dưới nước là cách giúp tăng sức vận động, co duỗi của các khối cơ chân, bơm máu ở tĩnh mạch về tim, giảm nguy cơ bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Đọc bài viết: Làm sao để bớt nhức mỏi chân khi đứng lâu?
4.3. Sử dụng trà thảo mộc, thức uống làm mát cơ thể
Có một số loại trà rất hữu ích cho tĩnh mạch chân, phù hợp dùng làm nước uống hằng ngày trong mùa hè. Các loại trà này thường chứa Rutin, vitamin C, vitamin PP giúp tăng sức bền tĩnh mạch nói chung và tĩnh mạch chân nói riêng. Hãy dùng trà nụ hoa hòe, trà nụ tam thất, trà hoa cúc, trà mã đề rau má.
Bên cạnh đó cũng có thể dùng thức uống khác như nước dừa, nước rau má.
Xem thêm: Rau má chữa suy giãn tĩnh mạch có hiệu quả không?
4.4. Thực hiện các bài tập tăng cường tuần hoàn máu chi dưới
Thực hiện các bài tập cho chi dưới một cách hợp lý có thể làm tăng khả năng bơm máu từ chân về tim. Nó cũng giúp bạn giảm cân, điều này càng làm giảm khả năng bạn bị giãn tĩnh mạch. Đi bộ là một lựa chọn tốt, cũng như các hoạt động có tác động thấp, chẳng hạn như bơi lội và đi xe đạp.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số động tác Yoga có lợi cho người bị giãn tĩnh mạch chân TẠI ĐÂY