Những người hay uống bia rượu thường xuyên phải đối mặt với tình trạng sưng phù chân. Thoạt nhìn, tình trạng này có vẻ vô hại vì không gây ra nhiều khó chịu, vì thế mọi người thường bỏ qua khi nó xuất hiện. Nhưng thực tế, sưng phù chân vừa là hậu quả của tình trạng say rượu kéo dài vừa là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng.
Mục lục
Tại sao uống rượu bia bị phù chân?
Các loại đồ uống có cồn (alcohol) có khả năng kích thích thận bài tiết nước tiểu nhanh và nhiều hơn (lợi tiểu). Do đó, sau khi uống nhiều bia rượu, bạn sẽ phải đi tiểu thường xuyên hơn khiến cơ thể mất nước nhanh chóng.
Từ đây, lượng nước có sẵn trong cơ thể bị tụt giảm, dẫn tới tăng lượng muối và các chất khác trong máu. Thường thì, thận giúp kiểm soát mức muối trong cơ thể và duy trì sự cân bằng. Tuy nhiên, khi mất nước, thận có thể giữ lại nhiều muối hơn để giữ nước trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tích tụ nước dư thừa trong mô chân và gây sưng phù chân.
Bên cạnh đó, mất nước có thể ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu. Alcohol có thể kích thích sản xuất hormone chống tiểu, hormone giúp cơ thể giữ lại nước bằng cách làm co các mạch máu và gia tăng kháng cự mạch. Điều này có thể dẫn đến tăng áp lực trong mạch máu và làm nước tích tụ ở chân.
Uống rượu bia bị phù chân có nguy hiểm không?
Uống rượu bia không chỉ gây sưng phù ở chân mà còn có thể ở mặt, bụng hay tay. Tình trạng này thường tự hết trong vòng 1 – 2 ngày nhưng nó cũng có thể gây một số bất tiện nho nhỏ khi đi lại, vận động, mang giày khiến bạn cảm thấy sưng đau, nặng nề chân.
Ngoài hiện tượng phù chân, uống lượng lớn rượu bia cũng có thể gây ra các vấn đề khác như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, khô da.
Sưng phù chân do uống rượu bia đôi khi có thể gây ra những biến chứng như:
- Đau chân dữ dội: Đây là một trong những biến chứng chính của tình trạng phù nề sau khi say rượu. Điều này là do lưu thông máu kém ở chân dẫn tới sự hình thành cục máu đông trong các động mạch ở chân và suy mạch cấp tính.
- Uống rượu ảnh hưởng tới tuần hoàn máu không chỉ gây phù mà còn làm tăng nguy cơ phát triển bệnh giãn tĩnh mạch.
- Nguy cơ bị viêm da: Phù chân sau khi uống bia rượu có thể dẫn tới tổn thương da chân vì da không thể nhận được lượng dinh dưỡng và oxy cần thiết nên dễ bị viêm, nếu chân có tổn thương thì lâu lành hơn.
Tình trạng phù chân sau khi uống rượu bia biểu hiện thường xuyên hơn và có xu hướng kéo dài thì có thể là biểu hiện của các bệnh lý liên quan tới tim, gan, thận và mạch máu.
Xem chi tiết: Hay bị phù chân khi ngồi lâu là dấu hiệu của bệnh gì?
Nếu nghi ngờ, bạn nên sớm tới bệnh viện để chẩn đoán, tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Khi thăm khám, ngoài việc kiểm tra chân và hỏi bệnh để thu thập các biểu hiện bất thường khác (nặng chân, đau cơ chân, hay bị chuột rút…). Bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để phát hiện bệnh như:
- Xét nghiệm máu cơ bản: đánh giá mức độ protein và chất điện giải.
- Chụp CT: phát hiện những thay đổi bất thường trong mô và mạch máu chân.
- Chụp MRI: nghiên cứu sâu hơn về sự thay đổi của các mô ở chân
Nguyên nhân gốc rễ của những sai lệch phát sinh được thiết lập bằng cách kiểm tra tình trạng của thận, tim và các cơ quan khác.
Tìm hiểu thêm: Phù chân được điều trị bằng thuốc gì?
Một số cách giảm phù chân hiệu quả
Phù chân sau khi uống bia rượu không kèm theo các vấn đề nghiêm trọng thì có thể tự cải thiện tại nhà bằng cách bổ sung chất lỏng vào cơ thể, chú ý chế độ ăn uống khoa học. Bên cạnh đó, có thể giảm các triệu chứng khó chịu ở chân bằng cách massage và chườm mát.
Dưới đây là hướng dẫn cụ thể:
1. Chế độ ăn ít muối
Ăn thực phẩm chứa nhiều muối làm tăng nguy cơ tích nước trong cơ thể khiến tình trạng phù nề chân trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn. Thay vào đó, ngũ cốc nguyên hạt, món ăn được làm từ rau củ, thịt cá tươi, món ăn không ướp muối… là lựa chọn hoàn hảo cho người bị phù chân.
Ngoài ra, bổ sung thực phẩm chứa nhiều kali như: bơ, rau bina, khoai tây, chuối… cũng hỗ trợ giảm phù chân hiệu quả. Bài viết của trường Y tế công cộng – đại học Harvard cho biết kali có khả năng duy trì lượng chất lỏng bình thường bên trong tế bào, tăng bài tiết muối, giúp thư giãn mạch máu. Nếu bổ sung đủ kali kết hợp đồng thời với chế độ ăn ít muối giúp giảm phù nề chân và ngăn ngừa cao huyết áp.
Đặc biệt, người bệnh hạn chế uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá vì đầy đều là những nguyên nhân làm tổn thương mạch máu, tích nước trong cơ thể khiến phù chân thêm tồi tệ hơn.
Xem thêm: Hướng dẫn chế độ ăn uống khoa học cho người bị giãn tĩnh mạch chân
2. Massage chân
Massage chân thường xuyên giúp quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi hơn, giảm phù nề đồng thời mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn. Dưới đây là một số bước massage đơn giản mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:
- Bước 1: Lựa chọn tư thế ngồi thoải mái nhất, thả lỏng cơ thể, sau đó xoa dầu nóng ở vùng bắp chân để tăng hiệu quả.
- Bước 2: Hai lòng bàn tay ôm lấy chân, một tay đặt bên trên, một tay đặt bên dưới.
- Bước 3: Hay tay nhẹ nhàng vuốt ve theo chiều từ bàn chân đi lên bắp chân, đầu gối và đùi. Mỗi chân thực hiện khoảng 2 – 3 phút.
Bạn nên massage chân trước khi đi ngủ kết hợp với việc kê chân trên gối khi ngủ để ngăn ngừa ứ đọng máu, giảm phù chân nhanh chóng.
3. Chườm lạnh
Chườm lạnh giúp giảm đau, tiêu viêm, khắc phục sưng tấy ở chân. Cách tiến hành vô cùng đơn giản:
- Bước 1: Chuẩn bị một túi chườm đựng đá hoặc khăn mềm ngâm trong nước đá lạnh, vắt khô.
- Bước 2: Chườm quanh chân theo chuyển động tròn trong 5 – 10 phút với tần suất 2 – 3 lần/ngày.
Một số lưu ý khi thực hiện chườm lạnh lên chân:
- Không chườm lạnh khi chân đang có vết thương hở để tránh nhiễm trùng.
- Không dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên chân để tránh gây trầy xước, tổn thương chân.
4. Luyện tập thể thao
Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài khiến các chất lỏng tích tụ nhiều hơn và tình trạng phù chân thêm tồi tệ. Đó là lý do vì sao bạn đừng quên luyện tập thể thao đều đặn mỗi ngày giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, xoa dịu cơn đau nhức, giảm phù nề.
Một số bộ môn đơn giản cho người bị phù chi dưới:
Đi bộ:
Đi bộ khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày. Ngoài ra, sau khi ngồi hoặc đứng yên khoảng 30 – 45 phút, bạn di chuyển nhẹ nhàng 4 – 5 phút để kích thích máu lưu thông.
Đạp xe:
Đạp xe khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bản thân là cách giúp máu di chuyển thuận lợi hơn, giảm ứ đọng, đồng thời giảm sưng phù.
Tập yoga:
Tập yoga không chỉ khắc phục tình trạng đau nhức, phù nề chân mà còn duy trì sức mạnh và sự linh hoạt của cơ thể. Bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia để thực hiện đúng động tác, tăng hiệu quả luyện tập.
Gợi ý: Các động tác yoga tốt cho sức khỏe đôi chân, cải thiện giãn tĩnh mạch chân