DULCIT https://dulcit.vn Hỗ trợ đẩy lùi suy giãn tĩnh mạch Sat, 20 Apr 2024 04:57:48 +0000 vi hourly 1 https://dulcit.vn/wp-content/uploads/2023/08/cropped-dulcit-favicon-32x32.jpg DULCIT https://dulcit.vn 32 32 Da chân mỏng nổi mạch máu có đáng ngại không? https://dulcit.vn/da-chan-mong-noi-mach-mau-6315/ https://dulcit.vn/da-chan-mong-noi-mach-mau-6315/#respond Fri, 19 Jan 2024 03:06:58 +0000 https://dulcit.vn/?p=6315 Da chân mỏng lộ mạch máu không chỉ khiến bạn trông yếu ớt mà còn là dấu hiệu cảnh báo một vài vấn đề về sức khỏe. Vậy, nguyên nhân gây nổi mạch máu ở chân do đâu và có đáng ngại không? Mời bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung bài viết dưới đây.

lo-mach-mau

1. Da chân mỏng nổi mạch máu là gì?

Da chân mỏng nổi mạch máu là hiện tượng các mạch máu li ti có màu xanh, tím hoặc đỏ hồng xuất hiện trên bề mặt da. Một số trường hợp, mạch máu có thể lồi hẳn lên bề mặt da. Tuỳ vào nguyên nhân cụ thể mà người bệnh có thể mắc kèm các triệu chứng khó chịu khác hoặc không. Đây cũng là căn cứ để phán đoán nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng da chân nổi mạch máu.

lo-mach-mau
Da chân mỏng lộ mạch máu có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào

Da chân mỏng nổi mạch máu có thể được khắc phục bằng nhiều biện pháp khác nhau. Điều quan trọng là người bệnh cần hiểu rõ vấn đề của mình, thăm khám sớm và tuân thủ điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ đưa ra. Điều này cũng làm giảm tối đa nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

2. Nguyên nhân gây lộ mạch máu dưới da

Lộ mạch máu dưới da chân xuất phát từ tình trạng mạch máu bị giãn rộng bất thường hoặc da bị mài mòn dẫn đến mỏng quá mức. Những nguyên nhân của tình trạng này được xếp vào hai nhóm chính gồm: Giãn mao mạch và giãn tĩnh mạch chân.

2.1 Giãn mao mạch

Mao mạch là những mạch máu nhỏ liên kết giữa tiểu tĩnh mạch và tiểu động mạch, cho phép oxy và dưỡng chất đi vào tế bào đồng thời vận chuyển chất thải và CO2 từ tế bào trở lại máu. Khi giãn mao mạch xảy ra, các mạch máu phình rộng, nổi li ti trên bề mặt da. Những mao mạch này xuất hiện dưới dạng đường mảnh nhỏ, chằng chịt tương tự như hình mạng nhện. Vị trí chân nổi mạch máu thường gặp là ở: má đùi trong, bắp chân hoặc vùng mắt cá.

Giãn mao mạch có thể xảy ra ở cả nam và nữ trong độ tuổi bất kỳ. Một số yếu tố thúc đẩy khởi phát tình trạng này gồm:

Di truyền: Những người có bố mẹ, ông bà bị giãn mao mạch thì có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn người bình thường.

Môi trường: Tia UV có thể phá huỷ cấu trúc sợi collagen và elastin, làm tổn thương, phình giãn mạch máu. Do đó, những người thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có nguy cơ bị giãn mao mạch cao hơn.

Thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột cũng có thể thể khiến mạch máu giãn rộng, tăng tốc độ tuần hoàn và làm mạch máu nổi lên rõ hơn trên da.

Nội tiết tố: Ở phụ nữ mang thai, tiền mãn kinh và mãn kinh, hoạt động nội tiết bị rối loạn làm ảnh hưởng đến tuần hoàn và độ co giãn của mạch máu. Đây cũng là nguyên nhân khiến tình trạng giãn mao mạch xảy ra.

Rượu: Nghiện rượu có thể khiến các mao mạch bị giãn, thậm chí là bị vỡ. Đây là nguyên nhân khiến vùng chân bị giãn mao mạch.

Lạm dụng corticoid: Lạm dụng những loại kem dưỡng da hoặc thuốc điều trị tại chỗ chứa corticoid có thể gây teo da, mỏng da dẫn đến làm lộ các mạch máu trên da.

gian-mao-mach
Giãn mao mạch gây ra các mạch máu li ti trên da

Ngoài làm lộ các mạch máu dưới da, giãn mao mạch có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu như: căng tức, phù nề và đau nhức chân. Các biện pháp điều trị giãn mao mạch phổ biến hiện nay gồm:

  • Dùng thuốc: Phổ biến là các loại kem bôi chứa retinoids kích thích quá trình tổng hợp collagen và thúc đẩy tái tạo tế bào, qua đó cải thiện tình trạng giãn mao mạch.
  • Chích xơ tĩnh mạch (sclerotherapy): Là phương pháp tiêm chất gây xơ vào mao mạch, khiến thành mạch bị xơ hoá và phá huỷ, từ đó loại bỏ những mao mạch bị giãn.
  • Laser nội mạch: Sử dụng tia laser có bước sóng phù hợp để phá huỷ thành mạch. Đây là một trong những phương pháp hiệu quả, ít gây đau đớn và tác dụng phụ.

Đọc thêm: Vỡ mao mạch chân xử lý thế nào?

2.2 Giãn tĩnh mạch

Tĩnh mạch là hệ thống mạch máu chịu trách nhiệm vận chuyển máu từ các cơ quan trở về tim để hoàn thiện vòng tuần hoàn của cơ thể. Quá trình này được hỗ trợ bởi các bơm cơ và hệ thống van một chiều trong lòng tĩnh mạch. Khi hệ thống van một chiều bị suy giảm chức năng, trong lòng mạch xuất hiện những dòng trào ngược khiến máu ứ đọng trong lòng mạch, gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch.

Người bị giãn tĩnh mạch chân thường bị lộ mạch máu ở các vị trí như: đùi, mắt cá chân, đầu gối hay mắt cá chân. Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện một số số dấu hiệu như:

gian-tinh-mach
Giãn tĩnh mạch gây ra các mạch máu ngoằn ngoèo trên da

Những yếu tố khởi phát và thúc đẩy suy giãn tĩnh mạch chân phát triển như: công việc phải đứng hoặc ngồi yên một chỗ trong thời gian dài, mang vác vật nặng, thường xuyên mặc trang phục bó sát, đeo giày cao gót, mang thai, người lớn tuổi, sử dụng các thuốc nội tiết hay tiền sử gia đình có người bị suy giãn tĩnh mạch.

Ở giai đoạn sớm, giãn tĩnh mạch có thể cải thiện hiệu quả bằng cách sử dụng thuốc, đeo vớ y khoa kết hợp với điều chỉnh thói quen làm việc, sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng. Trường hợp tĩnh mạch đã giãn nặng không thể phục hồi, người bệnh cần điều trị can thiệp bởi các biện pháp ngoại khoa như: chích xơ tĩnh mạch, laser nội mạch hoặc phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch chân có thể điều trị hiệu quả ở giai đoạn sớm. Do đó, người bệnh nên thăm khám ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường và tuân thủ theo phác đồ được bác sĩ chỉ định. Điều này giúp tăng cường hiệu quả điều trị và hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch với 7 cấp độ từ nhẹ tới nặng

3. Da chân mỏng nổi mạch máu có nguy hiểm không?

Lộ mạch máu có nguy hiểm không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hầu hết các trường hợp nổi mạch máu do giãn mao mạch sẽ không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh có thể khiến người bệnh khó chịu, gây phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Trường hợp giãn mao mạch nghiêm trọng có thể dẫn đến biến chứng viêm  mao mạch chân, vỡ mao mạch dẫn đến tắc nghẽn lưu thông máu.

Trường hợp nổi mạch máu chân do giãn tĩnh mạch, người bệnh có nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm như:

Giãn vỡ tĩnh mạch: Lượng máu thoát khỏi mạch gây hội chứng chèn ép khoang, chèn ép mạch máu nuôi dẫn đến hoại tử chi. Ngoài ra, máu chảy vào các ổ khớp dẫn đến thoái hoá và mất chức năng khớp.

Nhịp nhanh trên thất: Xảy ra khi tim phải làm việc nhiều hơn để bù đắp lượng máu thiếu hụt đã ứ đọng tại tĩnh mạch. Tình trạng này gây rối loạn nhịp tim, khiến người bệnh đau tức ngực, khó thở và choáng váng.

Lở loét chân: Ứ đọng máu tĩnh mạch làm giảm tuần hoàn máu nuôi đến chân. Điều này khiến các mô trên chân bị thiếu dinh dưỡng và oxy và khiến các vết thương hở khó lành, dễ hình thành ổ loét, hoại tử.

Huyết khối tĩnh mạch sâu: Xảy ra khi cục máu đông hình thành ở lòng tĩnh mạch sâu gây tắc mạch và hoại tử chi. Nghiêm trọng hơn, cục máu đông có thể gây thuyên tắc phổi, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

huyet-khoi-tinh-mach-sau
Giãn tĩnh mạch có thể gây huyết khối tĩnh mạch sâu

Để giảm nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên chủ động thăm khám sớm và điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ. Những trường hợp triệu chứng trở nặng hoặc có dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị cần nhanh chóng liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ sớm nhất.

4. Lưu ý cho người có da chân mỏng nổi mạch máu

Khi da chân mỏng nổi mạch máu, bạn cần chú ý một số điều sau để hạn chế triệu chứng khó chịu và giảm nguy cơ biến chứng:

Chống nắng đầy đủ: Bằng cách kem chống nắng cho cơ thể kết hợp với các biện pháp che chắn cho da kỹ càng mỗi khi phải di chuyển hoặc hoạt động trong thời tiết nắng nóng.

Hạn chế dùng nước nóng: Người bị lộ mạch máu trên da không nên ngâm chân nước ấm hay dùng nước quá nóng để tắm. Nhiệt độ nóng khiến mạch máu giãn rộng và khiến triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Tránh lạm dụng corticoid: Gồm các loại kem trộn hay các thuốc điều trị tại chỗ. Để đảm bảo an toàn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hay sản phẩm kem bôi nào trên vùng da này.

Dinh dưỡng khoa học: Tăng cường thực phẩm giàu vitamin và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ thành mạch, hỗ trợ tuần hoàn. Ngoài ra, bạn cần hạn chế thực phẩm không tốt như: đồ uống có cồn, cafein, thuốc lá,…

Làm việc phù hợp: Hạn chế mang vác nặng. Với những người phải đứng hoặc ngồi làm việc một chỗ trong thời gian dài, bạn cần chủ động thay đổi tư thế, co duỗi chân để thúc đẩy tuần hoàn máu.

Tập luyện hợp lý: Tập thể dục giúp hỗ trợ tuần hoàn và tăng sức bền thành mạch. Bạn nên lựa chọn những bài tập phối hợp toàn thân, nâng cao chân và hạn chế động tác quá mạnh, gây sức ép lên vùng chân.

Tập luyện hợp lý giúp cải thiện tuần hoàn tốt hơn

Da mỏng lộ mạch máu trên chân không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý. Để kiểm soát bệnh tốt và tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm, bạn nên chủ động thăm khám sớm và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

]]>
https://dulcit.vn/da-chan-mong-noi-mach-mau-6315/feed/ 0
Tắc mạch máu ở chân: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý! https://dulcit.vn/tac-mach-mau-o-chan-6319/ https://dulcit.vn/tac-mach-mau-o-chan-6319/#respond Fri, 19 Jan 2024 02:16:52 +0000 https://dulcit.vn/?p=6319 Tắc nghẽn mạch máu ở chân khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về tình trạng này. Sự thiếu hụt thông tin và kiến thức khiến không ít người cảm thấy “mù mờ” với chính sức khoẻ của mình, thậm chí phải đối diện với những biến chứng nghiêm trọng. Vậy, tắc nghẽn mạch máu ở chân là gì, nhận biết và xử lý ra sao? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

tac-mach-mau-o-chan

1. Tắc mạch máu ở chân là gì?

Tắc mạch máu là hiện tượng lòng mạch bị thu hẹp và bít tắc bởi cục máu đông. Tình trạng này gây cản trở dòng chảy của máu, khiến máu tích tụ trong lòng mạch dẫn đến tăng áp lực lên thành mạch và tạo ra hàng loạt triệu chứng khó chịu. Tại chân, những trường hợp tắc mạch máu thường gặp gồm:

1.1 Tắc động mạch chân

Tắc động mạch chân là thường là tình trạng cấp tính, gây thiếu máu đột ngột, đe dọa đến khả năng bảo tồn chi. Tắc động mạch chân cấp tính được xếp vào nhóm nguy hiểm nhất trong số bệnh mạch máu ngoại biên. Nguyên nhân gây tắc động mạch chân có thể do:

  • Cục máu đông được hình thành từ vị trí khác sau đó di chuyển đến động mạch chân và gây tắc nghẽn.
  • Động mạch chân bị tổn thương (xơ vữa, bóc tách, phình) dẫn đến hình thành huyết khối trên thành mạch. Sau đó, huyết khối được tổ chức hoá và biểu mô hoá làm hẹp lòng mạch, dần dần gây tắc mạch.
  • Chấn thương tại chân gây ra các vết thương cho mạch máu, làm hình thành huyết khối dẫn đến tắc mạch. Ngoài ra, các chấn thương cũng có thể làm phù nề tổ chức, gây chèn ép tắc mạch.
tac-dong-mach
Tắc động mạch làm cản trở dòng chảy của máu từ tim đến chân

1.2 Tắc tĩnh mạch chân

Tắc tĩnh mạch chân (hay tắc tĩnh mạch chi dưới) xảy ra khi cục máu đông bít tắc lòng tĩnh mạch, ngăn dòng chảy của máu trở về tim. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu. Trong đó:

  • Tắc tĩnh mạch nông: Chủ yếu do tác động từ bên ngoài như truyền dịch, truyền thuốc. Bệnh có thể thuyên giảm sau khi dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tắc tĩnh mạch sâu: Thường xảy ra ở những người bất bất động lâu ngày, tổn thương thành mạch hoặc rối loạn đông máu. Vị trí tĩnh mạch bị tắc thường là ở vùng cẳng chân, đùi, khoeo hay tĩnh mạch chậu.
tac-tinh-mach
Tắc tĩnh mạch cản trở dòng chảy của máu từ chân về tim

2. Dấu hiệu nhận biết tắc mạch máu ở chân

Tuỳ vào loại mạch máu bị tắc ở chân mà người bệnh sẽ có những triệu chứng lâm sàng khác nhau, cụ thể:

2.1 Tắc động mạch chân

Triệu chứng tắc động mạch chân khá điển hình. Người bệnh có thể dễ dàng nhận diện tình trạng này thông qua 5 dấu hiệu cơ bản sau:

  • Đau cách hồi: Cảm giác đau tương tự chuột rút,  thường xuất hiện ở một nhóm hoặc dải cơ đặc trưng. Đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Mức độ đau phụ thuộc vào vị trí và mức độ tắc nghẽn mạch máu.
  • Mất mạch (pulselessness): Không phát hiện mạch đập ở mu chân. Đây là dấu hiệu điển hình, người bệnh nên đi siêu âm Doppler ngay nếu phát hiện tình trạng này.
  • Xanh nhợt (pallor): Biểu hiện bằng tình trạng da chân lạnh và xanh nhợt so với chân còn lại.
  • Rối loạn cảm giác (paresthesia): Thường gặp ở khoảng 50% người bệnh, biểu hiện bởi tình trạng mất cảm giác ở đầu chi (thường là ngón chân, cảm giác tê bì và châm chích.
  • Liệt vận động (paralysis): Người bệnh bị liệt cơ và mất khả năng vận động. Tiên lượng cho những người có dấu hiệu này thường rất xấu.
dau-cach-hoi
Tắc động mạch gây ra những cơn đau cách hồi ở chân

2.2 Tắc tĩnh mạch

Tắc tĩnh mạch gây cản trở máu từ chân về tim, dẫn đến ứ trệ trong lòng mạch, tăng thoát dịch ngoài lòng mạch và giải phóng các yếu tố gây viêm. Tình trạng này được biểu hiện rõ ràng bởi các triệu chứng lâm sàng như:

  • Dấu hiệu viêm đặc trưng bởi triệu chứng sưng, nóng, đỏ và đau.
  • Khi sờ vào chân thấy cảm giác căng, trương lực cơ tăng so với chân lành.
  • Cơn đau lan theo đường đi của mạch máu, đau tăng khi vận động hoặc khi thực hiện động tác gập mu chân.
  • Da chân bị phồng, rộp nước hoặc các đốm nâu, tím, đỏ (hiện tượng loạn dưỡng da).
  • Chân sưng phù to gây chèn ép động mạch.
  • Triệu chứng đau ngực, khó thở, ho ra máu xuất hiện trong giai đoạn muộn, có biến chứng.
loan-duong
Tắc tĩnh mạch có thể gây ra tình trạng loạn dưỡng da

Nếu không có kiến thức chuyên môn, việc phân biệt tắc động mạch hay tĩnh mạch thông qua triệu chứng lâm sàng không phải điều dễ dàng. Do đó, người bệnh không nên tự phán đoán vấn đề của mình và chữa trị tại nhà. Thay vào đó, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám để tránh bỏ lỡ giai đoạn vàng trong điều trị bệnh.

3. Tắc mạch máu ở chân có nguy hiểm không?

Dù là tĩnh mạch hay động mạch ở chân bị tắc thì đều có thể dẫn đến nguy hiểm cho người bệnh. Trong đó, tắc động mạch khiến lòng mạch bị hẹp dẫn đến giảm nuôi dưỡng vùng cơ xung quanh. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến teo cơ và teo tổ chức mỡ dưới da. Lâu dần, người bệnh có thể bị lở loét không phục hồi ở vị trí ngọn chi (thường là ngón chân).

Tắc nghẽn động mạch làm giảm lưu lượng máu nuôi đến chân, từ đó dẫn đến teo cơ, liệt và hoại tử chi. Trường hợp xấu, người bệnh có thể phải cắt cụt chi, tỷ lệ này chiếm khoảng 30% người bệnh do phát hiện ở giai đoạn muộn. Ngoài ra, tắc động mạch chân có thể làm yếu thậm chí mất mạch đập dưới vùng tắc nghẽn, nguy cơ tử vong cao, có thể lên đến 25%.

thieu-mau
Tắc động mạch gây thiếu máu dẫn đến hoại tử chi

Đối với tắc tĩnh mạch nông, các mạch máu có thể xơ cứng và mất chức năng vận chuyển máu. Trường hợp này thường không gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu được điều trị phù hợp. Ngược lại, cục máu đông trong tắc tĩnh mạch sâu có thể di chuyển đến động mạch phổi, làm tắc và gây nhồi máu phổi. Đây là biến chứng cấp tính và có thể khiến người bệnh tử vong ngay lập tức nếu nhồi máu phổi lớn.

Ngoài biến chứng cấp tính, tắc tĩnh mạch sâu lâu dài có thể phá huỷ van tĩnh mạch, dẫn đến giãn vỡ tĩnh mạch, loạn dưỡng da gây lở loét khó lành. Khoảng 60% người bệnh tắc tĩnh mạch nhân có thể gặp phải những vấn đề hậu huyết khối này nếu không được phát hiện, theo dõi và điều trị đúng cách.

4. Cần làm gì khi bị tắc mạch máu ở chân?

Hầu hết các trường hợp tắc mạch máu ở chân đều cần có sự can thiệp và điều trị của bác sĩ để loại bỏ tình trạng này. Tuỳ vào từng bệnh cảnh cụ thể mà người bệnh có thể phải kết hợp đồng thời biện pháp nội khoa và ngoại khoa để có được kết quả tốt nhất. Dưới đây là những việc bạn cần làm khi bị tắc mạch máu ở chân.

4.1 Điều trị tắc động mạch chân

Tắc động mạch chân đòi hỏi người bệnh phải được điều trị sớm và tích cực. Do đó, khi có dấu hiệu nhận diện tình trạng này, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt. Phác đồ điều trị cho người bệnh cần phối hợp đồng thời cả nội khoa và ngoại khoa, bao gồm:

  • Dùng thuốc: Heparin được dùng như một giải pháp ngăn sự lan rộng của cục máu đông và ngăn thiếu máu cấp tính do tắc động mạch chân gây ra.
  • Phẫu thuật: Loại bỏ cục máu đông bằng Fogarty. Có thể kết hợp với phương pháp cầu nối mạch máu hoặc kỹ thuật hút bỏ huyết khối nếu cần thiết.
  • Mở cân: Được chỉ định trong trường hợp tắc động mạch chân có dấu hiệu chèn ép khoang.
  • Cắt chi: Được chỉ định khi chân bị thiếu máu không hồi phục hoặc điều trị tái tưới máu thất bại, người bệnh bị rối loạn toàn thân do hội chứng tái tưới máu, rối loạn chuyển hóa gây nguy hiểm tính mạng.
Fogarty
Đặt Fogarty giúp loại bỏ cục máu đông trong lòng mạch

4.2. Điều trị tắc tĩnh mạch chân

Phác đồ điều trị tắc tĩnh mạch chân được xây dựng dựa trên tĩnh mạch bị tắc nghẽn, triệu chứng và tình trạng hiện tại của người bệnh. Cụ thể:

  • Tắc tĩnh mạch nông: Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm kết hợp loại bỏ nguyên nhân gây viêm mạch (tiêm truyền). Những trường hợp viêm tắc lan rộng có thể phối hợp thêm thuốc chống đông máu.
  • Tắc tĩnh mạch sâu: Dùng thuốc chống đông máu, thuốc tiêu huyết khối và phẫu thuật loại bỏ cục máu đông. Một số trường hợp, người bệnh cần đặt ống lọc vào lòng mạch nếu không thể uống thuốc chống đông máu.
uong-thuoc
Người bệnh cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

4.3 Phòng ngừa tắc mạch máu tái phát

Xây dựng lối sống khoa học giúp tăng cường độ bền thành mạch, cải thiện tuần hoàn, từ đó hạn chế ảnh hưởng của tắc mạch máu và ngăn tái phát. Những lưu ý cụ thể cho người bệnh gồm:

  • Tránh lạm dụng các loại thuốc nội tiết, điển hình như thuốc tránh thai vì có thể ảnh hưởng đến chức năng mạch máu và tuần hoàn.
  • Người bị tắc tĩnh mạch chân nên kê cao chân khi ngủ, mang vớ y khoa để giảm ứ trệ, hỗ trợ tuần hoàn máu từ chân về tim tốt hơn.
  • Kiểm soát tốt cân nặng dựa trên chỉ số BMI. Nếu thừa cân, bạn cần áp dụng các biện pháp giảm cân khoa học theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tăng cường tập luyện các bài tập thể dục phù hợp giúp cải thiện tuần hoàn và rèn luyện sự đàn hồi của mạch máu.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường thực phẩm giàu chất chống oxy hoá và vitamin giúp cải thiện độ bền thành mạch và hỗ trợ tuần hoàn tốt hơn.
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm bất lợi cho mạch máu và tuần hoàn như: mỡ động vật, thực phẩm giàu cafein, rượu, bia, thuốc lá,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 35g/ kg/ ngày nhằm ổn định thể tích và lưu lượng máu trong cơ thể.
  • Tích cực điều trị những bệnh lý có khả năng gây tắc mạch như: suy giãn tĩnh mạch, xơ vữa động mạch,…
  • Tuân thủ lịch hẹn tái khám của bác sĩ hoặc chủ động khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là ở người có nguy cơ cao.
kiem-soat-can-nang
Kiểm soát tốt cân nặng giúp hạn chế các bệnh về mạch máu

Tắc mạch máu ở chân là tình trạng phổ biến và nguy hiểm nhưng lại chưa thực sự nhận được sự quan tâm đúng mức của cộng đồng. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng này, qua đó có thể nhận diện những dấu hiệu bất thường, xử trí kịp thời và tránh được những hậu quả nghiêm trọng.

Tài liệu tham khảo:

  • https://suckhoedoisong.vn/phat-hien-som-tac-dong-mach-chi-duoi-tranh-tan-phe-169116745.htm
  • http://www.benhvienbaichay.vn/news/chuyen-khoa-sau/benh-viem-tac-tinh-mach-chi-duoi-can-duoc-phat-hien-va-dieu-tri-som.html
]]>
https://dulcit.vn/tac-mach-mau-o-chan-6319/feed/ 0
Vỡ mạch máu ở chân: Nguyên nhân và cách xử trí https://dulcit.vn/vo-mach-mau-o-chan-6321/ https://dulcit.vn/vo-mach-mau-o-chan-6321/#respond Fri, 19 Jan 2024 02:03:16 +0000 https://dulcit.vn/?p=6321 Vỡ mạch máu ở chân có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng hầu hết mọi người đều chưa biết cách xử lý tình trạng này. Một số người thậm chí không phát hiện mình bị vỡ mạch máu cho đến khi biến chứng xuất hiện và gây nguy hiểm. Vậy, vỡ mạch máu dưới chân là gì? Nguyên nhân do đâu và xử trí ra sao? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.

vo-mach-mau

1. Vỡ mạch máu ở chân là gì?

Vỡ mạch máu ở chân là tình trạng thành mạch máu mất tính liền mạch, có những vết nứt, thủng hay thậm chí là giập thành mạch. Tại những vị trí tổn thương, máu từ lòng mạch thoát vào các vị trí lân cận gây ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác. Trường hợp mất máu quá nhiều, người bệnh có thể đối diện với nguy cơ tử vong.

vo-mach-mau
Vỡ mạch máu có thể khiến người bệnh gặp nguy hiểm do mất máu quá nhiều

Vỡ mạch máu chân có thể xảy ra ở cả 3 loại mạch máu gồm: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Trong đó, vỡ mao mạch là tình trạng nhẹ nhất, có thể dễ dàng nhận biết thông qua những vết bầm tím, chấm màu đỏ trên da. Những triệu chứng vỡ mao mạch hầu hết sẽ tự biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu tâm về những bệnh lý tiềm ẩn phía sau triệu chứng này.

Đối với vỡ động mạch và tĩnh mạch chân, người bệnh có thể bị xuất huyết ồ ạt, mất máu nghiêm trọng. Người bị vỡ động – tĩnh mạch chân có thể bị choáng váng, tụt huyết áp, khó thở, da xanh lạnh. Các biểu hiện tại chân có thể gồm: đau chân, mất mạch, chân tím tái, tê và yếu, liệt chân. Nếu không được xử lý cấp cứu kịp thời, người bệnh đối diện với nguy cơ tử vong cao.

2. Nguyên nhân vỡ mạch máu ở chân

Vỡ mạch máu ở chân có thể xảy ra do tác động vật lý từ bên ngoài hoặc xuất phát từ tổn thương từ bên trong mạch máu. Tuỳ vào từng loại mạch máu mà các yếu tố nguy cơ có sự khác biệt nhất định, cụ thể:

2.1 Nguyên nhân gây vỡ mao mạch

Mao mạch là những mạch máu nhỏ dưới da có vai trò kết nối giữa động mạch và tĩnh mạch. Do thành mạch mỏng, độ đàn hồi kém hơn những loại mạch máu khác nên mao mạch dễ bị tổn thương và nguy cơ vỡ cũng cao hơn. Một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này gồm:

Chấn thương: Hiện tượng vỡ mao mạch có thể xảy ra khi bạn ngã hay va đập trong cuộc sống hàng ngày. Biểu hiện rõ rệt nhất là các mảng bầm tím, tụ máu trên da.

Ban xuất huyết: Xảy ra khi mao mạch bị vỡ làm rò rỉ máu vào da gây nên những chấm màu đỏ có đường kính nhỏ hơn 2mm (ban xuất huyết không giảm tiểu cầu) hoặc mảng tím đỏ đường kính 4 – 10mm (ban xuất huyết giảm tiểu cầu.

Bệnh bạch cầu (hay ung thư máu): Xuất hiện khi tủy xương giảm sản xuất tế bào khỏe mạnh, bao gồm: bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Khi tiểu cầu giảm, quá trình đông máu chậm hơn khiến người bệnh dễ bị chảy máu dưới da được biểu hiện qua những đốm xuất huyết.

Nhiễm khuẩn máu: Khiến hệ miễn dịch hoạt động quá mức, gây tổn thương mao mạch và tạo nên những chấm đỏ xuất hiện trên da toàn thân. Cùng với đó, người bệnh có thể bị sốt cao, ớn lạnh, da nhợt nhạt, tụt huyết áp, tăng nhịp tim và nhịp thở. Đây là tình trạng nguy hiểm, người bệnh có thể tử vong ngay cả khi đã được xử trí cấp cứu.

Nguyên nhân khác: Vỡ mao mạch cũng có thể xảy ra khi người bệnh bị: dị ứng, nhiễm virus, lão hoá, sử dụng thuốc chống đông máu, thiếu vitamin K hoặc mắc các bệnh tự miễn.

ban-xuat-huyet
Ban xuất huyết xảy ra khi mao mạch bị vỡ gây rò rỉ máu vào da

2.2 Nguyên nhân vỡ tĩnh mạch

Vỡ tĩnh mạch là biến chứng nguy hiểm và thường gặp nhất trong bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân. Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng mạch máu bị giãn rộng dẫn đến giảm hoặc mất khả năng vận chuyển máu. Tình trạng này khiến máu ứ đọng trong lòng mạch, làm tăng áp lực lên thành mạch. Áp lực tăng cao quá mức vượt quá khả năng đàn hồi của thành mạch khiến mạch máu bị giãn vỡ.

vo-tinh-mach
Vỡ tĩnh mạch là biến chứng nguy hiểm của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Ngoài ra, giãn vỡ tĩnh mạch cũng có thể xảy ra khi trong các trường hợp tai nạn khiến mạch máu bị tổn thương, gây ra các vết nứt, rách trên thành mạch hay thậm chí là đứt mạch máu. Giãn vỡ tĩnh mạch có thể khiến người bệnh bị choáng, sốc thậm chí là tử vong do mất máu quá nhiều mà không được cấp cứu kịp thời.

Đọc thêm: Suy giãn tĩnh mạch chân có chữa khỏi hẳn được không?

2.3 Nguyên nhân vỡ động mạch

Động mạch chân (hay động mạch khoeo) nằm ở vị trí sau gối, sát ngay các xương và phía trước cân cơ của cơ cẳng chân. So với tĩnh mạch và mao mạch, thành động mạch dày hơn và độ đàn hồi tốt hơn. Do đó, tình trạng vỡ động mạch thường không phải do nguyên nhân bệnh lý từ bên trong gây ra.

tai-nan
Nguyên nhân chủ yếu gây vỡ động mạch chân là các chấn thương trong tai nạn

Hầu hết trường hợp vỡ động mạch chân đều do nguyên nhân chấn thương. Những vết thương xuyên thấu hay va đập mạnh ở chân có thể gây rách, thủng hay thậm chí là đứt động mạch. Tình trạng này khiến người bệnh mất máu nghiêm trọng, tăng nguy cơ liệt chi và có thể dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

3. Cách xử lý khi bị vỡ mạch máu ở chân

Tuỳ vào loại mạch máu bị vỡ mà người bệnh cần có hướng xử lý khác nhau. Dưới đây là các trường hợp cụ thể:

3.1 Xử lý vỡ mao mạch

Đa số các trường hợp vỡ mao mạch chỉ gây ra các vết bầm, tím hay tụ máu dưới da. Bạn có thể xử lý tình trạng này bằng các cách sau:

  • Chườm lạnh tại vị trí vỡ mạch máu dưới da khoảng 10 – 15 phút giúp làm co mạch, hạn chế chảy máu và giảm triệu chứng viêm: sưng, nóng, đỏ, đau.
  • Tránh để vị trí vỡ mao mạch tiếp xúc với nhiệt độ cao trong khoảng 48 giờ.
  • Kê cao chân giúp giảm áp lực, hạn chế chảy máu.
  • Trường hợp đau nhiều, người bệnh có thể sử dụng thuốc chứa paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau.
chuom-lanh
Chườm lạnh giúp làm co mạch, hạn chế tình trạng chảy máu do vỡ mao mạch gây ra

Sau khi thực hiện những việc trên, người bệnh theo dõi vết thương tại nhà. Nếu các vết bầm tím, tụ máu không biến mất hoặc có dấu hiệu lan rộng kèm theo triệu chứng khó chịu, bạn nên đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.

3.2 Xử lý vỡ tĩnh mạch và động mạch

Vỡ tĩnh mạch và động mạch là tình trạng nguy hiểm. Do đó, việc đầu tiên cần làm khi gặp phải tình trạng này là gọi cấp cứu. Sau đó, người bệnh hoặc người xung quanh có thể thực hiện những việc sau trong thời gian chờ đợi:

  • Dùng khăn mềm hoặc gạc ép ngay trên vị trí chảy máu giúp giảm lượng máu thoát ra ngoài và duy trì áp lực dòng chảy trong mạch.
  • Người bệnh nằm ngay trên sàn, nâng chân cao hơn tim để giảm áp lực lên vùng chân.
  • Kiểm tra vị trí chảy máu sau khoảng 30 phút. Chú ý, vẫn giữ khăn đè trên vị trí mạch máu vỡ cho dù máu đã ngưng chảy.
  • Người bệnh cố gắng thư giãn và đợi nhân viên y tế đến xử trí các bước tiếp theo.
ke-cao-chan
Người bệnh cần nằm kê cao chân khi bị vỡ động mạch hoặc tĩnh mạch

Vỡ mạch máu ở chân có thể nguy hiểm hoặc không, phụ thuộc vào loại mạch máu và mức độ vỡ. Hy vọng bài viết hôm nay đã mang lại những thông tin hữu ích, giúp bạn đọc nhận diện được tình trạng này và có cách xử trí phù hợp. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 1900 545 518 để được chuyên gia hỗ trợ.

]]>
https://dulcit.vn/vo-mach-mau-o-chan-6321/feed/ 0
Tìm hiểu về tình trạng dị dạng mạch máu ở chân https://dulcit.vn/di-dang-mach-mau-o-chan-6317/ https://dulcit.vn/di-dang-mach-mau-o-chan-6317/#respond Tue, 02 Jan 2024 07:25:24 +0000 https://dulcit.vn/?p=6317 Dị dạng mạch máu có thể dẫn đến hàng loạt bệnh lý, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh. Để bạn đọc hiểu rõ hơn, bài viết hôm nay sẽ khai thác kỹ hơn về các vấn đề xoay quanh tình trạng dị dạng mạch máu ở chân.

di-dang-mach-mau

1. Dị dạng mạch máu là gì?

Dị dạng mạch máu là hiện tượng phát triển bất thường của các mạch máu gồm: động mạch, tĩnh mạch và mạch bạch huyết. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả ở chân. Dị dạng mạch máu không phải ung thư nhưng lại phát triển biến dạng và chèn ép đến các mô lân cận.

di-dang-mach-mau
Dị dạng mạch máu là hiện tượng các mạch máu phát triển bất thường

Dị dạng mạch máu thường là kết quả của sự ngừng phát triển hệ thống mạch máu trong các giai đoạn khác nhau của phôi thai. Tuỳ vào mức độ và loại dị dạng mà người bệnh có thể dẫn đến triệu chứng lâm sàng ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Trên mô học, dị dạng mạch máu thường gây ra những mạch máu lớn, ngoằn ngoèo với tế bào nội mạch hoạt động kém.

Hầu hết các trường hợp dị dạng mạch máu đều không xác định được nguyên nhân. Một số ít được phát hiện nguyên nhân là do các gen gây dị dạng mạch máu.

2. Các loại dị dạng mạch máu ở chân

Dị dạng mạch máu ở chân được phân loại theo tên gọi của các mạch máu, bao gồm:

2.1 Dị dạng tĩnh mạch (venous malformation)

Dị dạng tĩnh mạch được xếp vào nhóm dị dạng mạch máu lưu lượng thấp (low-flow vascular malformations). Trên lâm sàng, dị dạng tĩnh mạch biểu hiện qua một khối tổn thương mềm, dễ ấn xuống, da phía trên có màu xanh, tím và thường gây mất cân đối hai chân.

di-dang-tinh-mach
Dị dạng tĩnh mạch được xếp vào nhóm dị dạng mạch máu lưu lượng thấp

Đa phần trường hợp dị dạng tĩnh mạch ở chân đều có thể được chẩn đoán qua biểu hiện lâm sàng. Một số trường hợp khó xác định tổn thương, người bệnh có thể cần chụp MRI hoặc chụp cản quang để đưa ra kết luận cuối cùng.

Tuỳ vào mức độ tổn thương do dị dạng mạch máu gây ra mà người bệnh có thể cần áp dụng các phương pháp điều trị như:

  • Đeo tất y khoa để cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ chức năng tĩnh mạch.
  • Uống thuốc aspirin với liều 80mg/ ngày nhằm giảm triệu chứng đau và ngăn hình thành huyết khối tĩnh mạch.
  • Loại bỏ tĩnh mạch dị dạng bằng các phương pháp như: tiêm xơ sodium tetradecyl sulfate 1% (tĩnh mạch nhỏ),  tiêm xơ ethanol dưới màn hình quang (tĩnh mạch lớn) kết hợp phẫu thuật giảm khối lượng tĩnh mạch dị dạng.

Tìm hiểu chi tiết về bệnh: Suy giãn tĩnh mạch chân

2.2 Dị dạng mao mạch (port-wine stain)

Dị dạng mao mạch (hay bớt rượu vang) là hiện tượng các mao mạch ở trên lớp lười trung bì giãn ra và có mật độ dày đặc. Tình trạng này xuất hiện sớm ở trẻ lúc mới sinh, thường gặp nhất là ở đầu và cổ, một số ít ở vị trí khác trên cơ thể, bao gồm cả ở chân.

di-dang-mao-mach
Dị dạng mao mạch gây ra các tổn thương màu đỏ thẫm trên da

Biểu hiện đầu tiên của dị dạng mao mạch là các vết thương tổn màu đỏ nhạt trên da. Thời gian sau, mao mạch tiếp tục giãn rộng khiến thương tổn có màu đỏ thẫm, cao hơn bề mặt da. Dị dạng mao mạch không tự thoái lui mà liên tục phát triển cùng với sự lớn lên của trẻ. Khoảng 65% trường hợp dị dạng mao mạch xuất hiện cục u máu khi bước vào tuổi trưởng thành.

Các phương pháp điều trị dị dạng thường được áp dụng như: laser màu, sử dụng ánh sáng xung mạnh, laser CO2, laser hơi đồng và laser argon. Những biện pháp này giúp ngăn mao mạch dị dạng phát triển và giảm nhẹ biểu hiện trên da nhưng không điều trị dứt điểm được tình trạng này.

2.3 Dị dạng mạch bạch huyết (lymphatic malformation)

Dị dạng mạch bạch huyết là tình trạng ống mạch bạch huyết giãn bất thường trở thành các nang chứa đầy  bạch huyết (dịch bao bọc các mô). Các nang này có thể phồng lên hay xẹp xuống tuỳ thuộc vào sự dịch chuyển của bạch huyết, do viêm nhiễm hoặc chảy máu nội u. Tổn thương do dị dạng mạch bạch huyết hầu hết được phát hiện trước 2 tuổi và không bao giờ thoái lui.

di-dang-mach-bach
Dị dạng bạch mạch khiến lòng mạch tích đầy dịch tạo thành các nang

Trên lâm sàng, dị dạng mạch bạch huyết gây ra các khối u đen hoặc đỏ có hình vòm, gây phì đại xương và tổ chức phần mềm. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể bao gồm: đầu, cổ, miệng, lưỡi, mắt, bụng, ngực, tay, chân, bìu và dương vật. Tại vị trí tổn thương, người bệnh thấy xuất hiện một cục cứng, to lên nhanh chóng và có dấu hiệu nhiễm trùng như: đau, nóng đỏ, sưng tấy và tiết dịch.

Tuỳ vào tình trạng cụ thể của tổn thương mà các phương pháp điều trị có thể được áp dụng gồm:

  • Dùng thuốc: Uống thuốc giảm đau khi có viêm mô tế bào, chảy máu nội u. Sử dụng kháng viêm steroid khi nhiễm trùng u hoặc nhiễm virus toàn thân và dùng kháng sinh khi có hiện tượng viêm mô tế bào do vi khuẩn.
  • Tiêm xơ: Phổ biến nhất là phương pháp tiêm các chất gây xơ vào khối u như: cồn tuyệt đối, OK-432 hoặc sodium tetradecyl sulfate.
  • Phẫu thuật: Bao gồm phẫu thuật loại bỏ phần dị dạng mạch bạch (ít hiệu quả do ống mạch tiếp tục tái sinh thành nang mạch mới) và phẫu thuật cắt bỏ xương phì đại.

2.4 Dị dạng động tĩnh mạch (Arteriovenous malformation)

Dị dạng động tĩnh mạch được xếp vào nhóm dị dạng mạch máu có lưu lượng tuần hoàn cao (high-flow vascular malformations). Tình trạng này thường xảy ra khi có sự phát triển bất thường của các mạch máu liên kết giữa động mạch và tĩnh mạch gây ra các vùng mạch máu ngoằn ngoèo, loạn sản.

Dị dạng động tĩnh mạch khởi phát từ lúc mới sinh nhưng thường chỉ được phát hiện khi có kích thích của các yếu tố như: chấn thương, dậy thì hoặc mang thai. Một số yếu tố khác cũng kích thích sự phát triển của bệnh như: sinh thiết, thắt mạch đầu gần hoặc phẫu thuật không triệt để.

Người bị dị dạng động tĩnh mạch thường bị đau, thiếu máu, chảy máu và suy tim. Tùy từng giai đoạn mà các biểu hiện có thể khác nhau, cụ thể:

  • Giai đoạn I: Xuất hiện các vết màu hồng, tím, sờ ấm.
  • Giai đoạn II: Phát hiện mạch đập, rung mưu và nghe có tiếng thổi tại vị trí tổn thương.
  • Giai đoạn III: Xuất hiện hiện tượng loạn dưỡng dẫn đến các ổ loét, chảy máu và đau.
  • Giai đoạn IV: Suy tim.
di-dang-dong-tinh-mach
Dị dạng động tĩnh mạch thuộc nhóm dị dạng mạch máu lưu lượng cao

Dị dạng động tĩnh mạch ở chân có thể xuất hiện đơn độc hoặc nhiều vị trí, tổn thương có thể khu trú hoặc toàn bộ chân. Ngoài chân, dị dạng động tĩnh mạch cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác như: đầu, cổ, phổi, ruột và gan. Tình trạng này có thể phát hiện dễ dàng thông qua siêu âm Doppler, chụp MRI mạch nuôi khối dị dạng. Các dấu hiệu cận lâm sàng có thể phát hiện gồm:

  • Mạch máu dẫn máu đến nuôi khối dị dạng và dẫn máu đi giãn rộng.
  • Tổ chức phần mềm quanh khối dị dạng phát triển bất thường, da dày và tăng lắng đọng mỡ.
  • Xương phát triển bất thường, tiêu xương hoặc màng xương mỏng.

Quá trình điều trị dị dạng động tĩnh mạch được thực hiện khi có thể phẫu thuật dễ dàng hoặc người bệnh xuất hiện dấu hiệu nguy hiểm như: đau nhiều do thiếu máu, loét da mãn tính, chảy máu hoặc tăng lưu lượng đầu ra ở tim. Tuyệt đối không điều trị tắc hay thắt mạch nuôi đầu gần vì sẽ phát sinh tân mạch xung quanh tăng nuôi khối dị dạng.  Sau phẫu thuật, người bệnh cần tái khám định kỳ hàng năm theo chỉ định của bác sĩ.

3. Bệnh lý thường gặp trong dị dạng mạch máu ở chân

Các bệnh lý ở chân thường xảy ra khi người bệnh bị dị dạng mạch máu dạng kết hợp, tức là có đồng thời nhiều loại dị dạng cùng xảy ra. Dưới đây là một số hội chứng thường gặp nhất.

3.1 Hội chứng Klippel-Trenaunay

Hội chứng Klippel – Trenaunay xảy ra khi có dị dạng mạch máu da kết hợp cùng dị dạng tĩnh mạch, mao mạch và bạch mạch gây phì đại xương và tổ chức phần mềm ở chi. Các triệu chứng điển hình của hội chứng này bao gồm:

  • Một phần hoặc toàn bộ chi có hiện tượng tăng sắc tố da, dày da và giãn mạch có màu đỏ anh đào.
  • Chân, tay hoặc cả chân và tay dài hơn do phì đại cơ, xương, dày da và phát triển tổ chức mạch máu.
  • Âm hộ và bìu phì đại bất thườngphì đại với tĩnh mạch lan tới khung chậu.
  • Tĩnh mạch nông phía ngoài bàn chân lan rộng toàn bộ chi
Klippel-Trenaunay
Hội chứng Klippel – Trenaunay khiến chân dài hơn do phì đại xương

Hội chứng Klippel – Trenaunay có thể được chẩn đoán thông qua phương pháp chụp X – quang, MRI, chụp mạch, siêu ấm hoặc Nuclear medicine (hạt nhân y học). Phác đồ điều trị bệnh cần phối hợp đồng thời nhiều biện pháp, bao gồm:

  • Đeo tất y khoa nhằm giảm phù nề và hạn chế thiếu máu tĩnh mạch.
  • Uống Aspirin 1 – 2mg/ kg/ ngày nhằm ngăn tình trạng viêm huyết khối.
  • Tiêm xơ nội tĩnh mạch nhằm loại bỏ tĩnh mạch dị dạng.
  • Thực hiện thủ thuật gắn đầu xương nếu chu vi hai chân chênh lệch quá 2cm.
  • Phẫu thuật cắt ngón nếu có biến dạng ngón nghiêm trọng.
  • Phẫu thuật cắt bỏ hoặc thắt mạch máu bất thường cho hiệu quả khoảng 40% các trường hợp nhưng có thể gây tái phát ở khoảng 90% bệnh nhân.

3.2 Hội chứng Proteus

Hội chứng Proteus là một biến dị có nguồn gốc từ trung mô được biểu hiện bởi sự quá phát của nhiều tổ chức trên cơ thể. Các mạch máu bị dị dạng thường gồm: dị dạng bạch mạch, dị dạng mao mạch, và dị dạng tĩnh mạch. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ cấu trúc nào nhưng phổ biến nhất là ở xương, tổ chức liên kết và mô mỡ.

Trên lâm sàng, người mắc hội chứng Proteus có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Mất cân đối mặt: đầu dài, mặt dài do phì đại xương sọ, dính khớp sọ, phì đại cầu lồi một bên, nếp nhăn mí mắt xin xuống, sa trễ, sống mũi thấp, rộng.
  • Phì đại một phần hoặc toàn bộ chi, đặc biệt là các ngón.
  • Tăng sản lòng bàn tay, chân có thể gây loét, nhiễm khuẩn và gây khó khăn khi đi lại.
  • Xuất hiện u mềm dưới da, có bớt thượng bì (màu nâu, đầu dẹt, tăng sừng hoặc sần sùi), u mô thừa mạch máu, tăng hoặc giảm sắc tố vùng.
  • U mỡ thường xuất hiện ở đầu, bụng và chân
  • Rậm lông và bất thường về móng.
  • Khổng lồ bàn tay hoặc bàn chân, xương dài quá cỡ và vẹo cột sống.
Proteus
Hội chứng Proteus gây tăng sản lòng bàn chân

Hội chứng Proteus có thể được chẩn đoán qua các phương pháp như: chụp X – quang xương sọ, cột sống, chụp cộng hưởng từ nội sọ, chụp cộng hưởng từ bụng, chụp CT scanner ngực, xét nghiệm sinh thiết da, phân tích nhiễm sắc thể và điện não đồ.

Phác đồ điều trị hội chứng Proteus hướng tới mục đích hạn chế triệu chứng và giảm áp lực tâm lý. Các phương pháp được thực hiện gồm:

  • Sử dụng thuốc chống huyết khối sau phẫu thuật nhằm ngăn huyết khối tĩnh mạch sâu và huyết khối mạch phổi.
  • Điều trị tổn thương trong nang phổi nhằm ngăn viêm phổi, xẹp phổi và suy phổi.
  • Hướng dẫn điều trị nội khoa cho bệnh nhân bị bớt ở tay chân nhằm đảm bảo khả năng đi lại bình thường
  • Phẫu thuật gắn đầu xương để hiệu chỉnh chiều dài xương, đục xương để làm ngắn xương dài, loại bỏ u dưới da và loại bỏ biến dạng tuyến sinh dục.

3.3  Hội chứng Maffucci

Hội chứng Maffucci xảy ra ở những người có dị dạng tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu. Đây không phải là bệnh di truyền mà xuất hiện do tình trạng loạn sản trung bì phôi ở giai đoạn sớm. Trên lâm sàng, hội chứng Maffucci thường gây ra các triệu chứng như:

  • Khối u xuất hiện ở phần xa các chi hoặc vị trí bất kỳ trên cơ thể, không có tính tương xứng.
  • Xuất hiện u sụn lành tính, thường gặp nhất ở ngón tay và xương dài gây mất cân đối và gãy xương thứ phát.
  • Tĩnh mạch màu xanh trên da và ấn xẹp.
khoi-u-xuong
Dị dạng động tĩnh mạch kích thích các khối u phát triển trong xương

Hội chứng Maffucci có thể gây huyết khối tĩnh mạch và tạo sỏi. Bên cạnh đó, khoảng 30% u sụn có thể chuyển thành carcinom sụn ở tuổi 40. Khối u có thể làm gãy xương dẫn đến biến dạng về sau như ngắn hoặc mất cân đối hai bên gây khó khăn trong đi lại và các hoạt động.

Hội chứng Maffucci có thể được phát hiện bằng phương pháp chụp X – quang, sinh thiết vùng x – quang, chụp CT hoặc chụp MRI đánh giá thương tổn. Hiện nay chưa có biện pháp điều trị hội chứng này. Các phác đồ hướng tới nhằm giảm nhẹ triệu chứng và phát hiện, xử lý thay đổi ác tính ở da và xương.

3.4 Hội chứng Parkes-Weber

Hội chứng Parkes-Weber xảy ra khi có dị dạng kết hợp giữa các mạch máu lưu lượng cao, điển hình như dị dạng động mạch – tĩnh mạch – mao mạch hoặc dị dạng bạch mạch – động mạch – tĩnh mạch – mao mạch. Tình trạng này gây ra các triệu chứng điển hình như:

  • Tím da, sờ ấm và có mạch đập.
  • Các chi (chủ yếu là cẳng chân) to, có vết đỏ hình bản đồ với viền sưng tấy lan ra mọi hướng.

Hội chứng Parkes – Weber xuất hiện ngay từ khi mới sinh và không thoái lui. Trên cận lâm sàng phát hiện hình ảnh phì đại cơ và xương. Ngoài ra, MRA phát hiện tình trạng giãn và thông động tĩnh mạch. Các phương pháp điều trị hiện nay hướng tới giảm nhẹ triệu chứng và ngăn biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ.

Trên đây là bài viết tổng quan về các loại dị dạng mạch máu ở chân. Hy vọng nội dung hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này. Nếu cần tư vấn kỹ hơn, bạn đọc có thể để lại câu hỏi hoặc liên hệ trực tiếp với chuyên gia qua hotline 1900 545 518.

]]>
https://dulcit.vn/di-dang-mach-mau-o-chan-6317/feed/ 0
Tổng quan về cấu tạo của tĩnh mạch và các bệnh liên quan https://dulcit.vn/cau-tao-cua-tinh-mach-6012/ https://dulcit.vn/cau-tao-cua-tinh-mach-6012/#respond Mon, 01 Jan 2024 01:05:15 +0000 https://dulcit.vn/?p=6012 Tĩnh mạch là một phần quan trọng trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể. Bất kỳ sự bất thường nào liên quan đến cấu trúc của tĩnh mạch đều có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe. Vậy, tĩnh mạch là gì, cấu tạo và chức năng của tĩnh mạch ra sao? Mời bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung bài viết hôm nay!

cau-tao-tinh-mach

1. Tĩnh mạch là gì?

Tĩnh mạch (hay ven) là một loại mạch máu trong hệ tuần hoàn của cơ thể, chịu trách nhiệm dẫn máu từ mao mạch trở về tim. Khi quan sát trên da, bạn có thể nhìn thấy những đường tĩnh mạch có màu xanh, xanh dương, xanh tím hoặc đỏ. Sự khác biệt màu sắc này là do:

  • Sự tương tác giữa ánh sáng và da: Lớp mỡ dưới da chỉ hấp thụ ánh sáng tần số thấp và cho phép bước sóng màu xanh lam xuyên đến tĩnh mạch và phản xạ lại mắt.
  • Lượng oxy trong máu: Máu trong tĩnh mạch nghèo oxy nên có màu sậm hơn, khi nhìn qua da sẽ chuyển sang màu xanh đặc trưng.
  • Vị trí tĩnh mạch: Tĩnh mạch nông có sắc đỏ nhiều hơn trong khi đó những tĩnh mạch nằm sâu lại có màu xanh.
tinh-mach
Tĩnh mạch xuất hiện khắp nơi trên cơ thể

2. Vị trí, cấu tạo của tĩnh mạch

Hệ thống tĩnh mạch phân bố khắp cơ thể, đóng vai trò như những ống dẫn máu trở về tim và được chia làm 4 loại chính, gồm: tĩnh mạch phổi, tĩnh mạch hệ thống, tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu. Tuỳ vào loại tĩnh mạch mà các chúng sẽ có vị trí khác nhau, cụ thể:

  • Tĩnh mạch phổi: Được tạo ra từ tổ chức trung mô trong phổi, nhận máu từ mạng lưới mạch máu phát triển từ cây phế quản. Khi ra ngoại vi, tĩnh mạch phổi tạo thành tĩnh mạch gian thuỳ trong tổ chức liên kết thuỳ phổi.
  • Tĩnh mạch hệ thống: Gồm hệ thống tĩnh mạch chủ trên nằm gần tim toả dần ra cánh tay và đầu. Tĩnh mạch chủ dưới nằm sau phúc mạc, chạy về bên phải, gần song song với động mạch chủ bụng, dọc theo cột sống.
  • Tĩnh mạch nông: Nằm sát dưới bề mặt da và không nằm gần động mạch tương ứng.
  • Tĩnh mạch sâu: Nằm sâu trong mô cơ và thường nằm sát động mạch có tên tương ứng.
cau-tao-tinh-mach
Cấu tạo thành tĩnh mạch gồm 3 lớp

Về cấu tạo, mỗi tĩnh mạch có đường kính dao động từ 1mm – 1.5cm. Các tĩnh mạch phân thành nhiều nhánh nhỏ len lỏi vào các mô cơ trong cơ thể. So với động mạch, thành tĩnh mạch mỏng và có độ đàn hồi tốt hơn. Giải phẫu cho thấy, thành tĩnh mạch được tạo thành từ 3 lớp gồm:

  • Lớp ngoài cùng: Là lớp dày nhất, có cấu tạo chủ yếu từ collagen và sợi elastin bao bọc các lớp cơ trơn, chứa các mạch máu nhỏ cung cấp dinh dưỡng và oxy cho thành mạch.
  • Lớp giữa: Được tạo thành từ tế bào cơ trơn và sợi elastin.
  • Lớp trong cùng: Là lớp tế bào nội mô đơn lẻ và một số mô liên kết.

Ngoài ra, đa số tĩnh mạch đều có van một chiều ở lớp trong cùng, đặc biệt là các tĩnh mạch ở cánh tay và chân. Những van này có dạng chữ V, được gắn dọc theo đường cong của tĩnh mạch và khép sát vào nhau ở giữa lòng tĩnh mạch. Các van tĩnh mạch mở ra khi máu chảy về tim nhờ sức ép của cơ và đóng lại, ngăn máu chảy ngược trở lại.

3. Chức năng của tĩnh mạch

Chức năng chính của tĩnh mạch là nhận máu nghèo oxy từ các mao mạch và đưa trở về tim. Hoạt động của tĩnh mạch được phân biệt trong hệ tuần hoàn toàn thân và hệ tuần hoàn phổi, cụ thể:

  • Hệ tuần hoàn toàn thân: Tiểu tĩnh mạch nhận máu gắn chất thải tế bào và CO2 từ mao mạch, sau đó đưa về tĩnh mạch lớn hơn và dẫn về tâm nhĩ phải của tim. Sau đó máu được đưa đến tâm thất phải rồi bơm qua động mạch phổi để trao đổi khí.
  • Hệ tuần hoàn phổi: Tĩnh mạch phổi đưa máu giàu oxy trở lại tâm nhĩ trái, qua tâm thất trái và hoàn thành chu kỳ tuần hoàn máu tĩnh mạch.
chuc-nang-tinh-mach
Tĩnh mạch chịu trách nhiệm đưa máu trở về tim

Hoạt động đưa máu về tim của tĩnh mạch được hỗ trợ bởi các bơm của cơ và cử động hô hấp của lồng ngực. Điều này lý giải vì sao những người đứng hoặc ngồi liên tục trong thời gian dài dễ gặp phải tình trạng ứ máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tĩnh mạch.

4. Các bệnh phổ biến về tĩnh mạch

Bệnh lý tĩnh mạch xảy ra khi xảy ra các bất thường trong cấu tạo hoặc suy giảm chức năng của tĩnh mạch. Dưới đây là một số bệnh thường gặp:

4.1 Giãn tĩnh mạch chân

Giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý phổ biến ở người trên 30 tuổi, xảy ra khi các van một chiều bị giảm chức năng dẫn đến đóng quá chậm hoặc khép không kín trong quá trình bơm máu. Hệ quả là xuất hiện những dòng trào ngược khiến máu ứ đọng trong lòng mạch, tăng áp lực lên thành mạch gây suy giảm chức năng và khiến tĩnh mạch giãn rộng.

Đọc thêm: Tại sao mới 20 tuổi tôi đã bị giãn tĩnh mạch?

gian-tinh-mach-chan
Tĩnh mạch chân suy giãn nổi lên bề mặt da

Suy giãn tĩnh mạch chân khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái bởi những triệu chứng ở chân như:

  • Đau nhức, nặng mỏi chân.
  • Sưng tấy, phù nề nhiều ở vùng cổ chân, mắt cá chân.
  • Phát sinh cảm giác dị cảm trên da như: tê bì, châm chích, bỏng rát, bồn chồn và chuột rút ban đêm.
  • Ảnh hưởng thẩm mỹ bởi do tĩnh mạch xanh tím nổi lên bề mặt da, thay đổi sắc tố da hoặc lở loét.

Nghiêm trọng hơn, suy giãn tĩnh mạch có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm như: giãn vỡ tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch và huyết khối tĩnh mạch sâu. Cục huyết khối có thể di chuyển lên tĩnh mạch phổi gây thuyên tắc phổi, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm giãn tĩnh mạch chân. Người bệnh có thể thực hiện các biện pháp như: phẫu thuật, laser nội tĩnh mạch hoặc  xơ hóa tĩnh mạch để loại bỏ tĩnh mạch suy giãn. Tuy nhiên, những biện pháp này vẫn tồn tại nguy cơ tái phát.

Có thể bạn muốn biết: Bị suy giãn tĩnh mạch khám khoa nào?

4.2 Huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra khi máu ứ đọng lâu trong tĩnh mạch và hình thành cục máu đông. Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở chân, đôi khi là ở tĩnh mạch cánh tay. Những yếu tố thúc đẩy hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu thường gồm: ít vận động, ung thư, béo phì, tổn thương mạch máu và các rối loạn tuần hoàn.

huyet-khoi
Huyết khối thường xảy ra ở các tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể được nhận diện qua một số dấu hiệu như:

  • Cảm giác đau mơ hồ dọc theo đường tĩnh mạch.
  • Ấn đau, sưng phù nề toàn bộ chân, nổi ban đỏ trên da.
  • Chênh lệch chu vi giữa các bắp chân lớn hơn 3cm.
  • Bắp chân khó chịu khi thực hiện gấp mặt mu bàn chân vào cẳng chân.

Điểm nguy hiểm của huyết khối tĩnh mạch sâu là các cục máu đông có thể bị vỡ ra, di chuyển theo dòng máu đi vào phổi và gây thuyên tắc phổi, đe dọa tử vong cho người bệnh.

Phác đồ điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu phụ thuộc vào kích thước của cục máu đông, triệu chứng và mức độ đe dọa với người bệnh. Người bệnh có thẻ dùng thuốc chống đông máu để ngăn hình thành hoặc giảm kích thước của huyết khối. Trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ cục máu đông.

4.3 Viêm tĩnh mạch

Viêm tĩnh mạch là bệnh lý xảy ra khi mạch máu bị viêm dẫn đến bị sưng hoặc biến dạng. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu, làm cản trở lưu thông máu và tăng nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch.

viem-tinh-mach
Viêm tĩnh mạch khiến người bệnh bị đau nhức

Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm tĩnh mạch thường gồm: mạch máu bị tổn thương, giảm tuần hoàn do ít vận động, rối loạn đông máu và nhiễm trùng. Khi bị viêm tĩnh mạch, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Sưng tấy, phù nề vị trí viêm tĩnh mạch.
  • Da ấm hơn bình thường.
  • Xuất hiện các vệt máu đỏ trên da.
  • Người bệnh nhạy cảm với cơn đau.
  • Có thể xuất hiện nhiễm trùng da, lở loét trong trường hợp viêm tĩnh mạch sâu.

Viêm tĩnh mạch thúc đẩy hình thành cục máu đông dẫn đến các biến chứng tắc mạch, gây nguy hiểm cho người bệnh. Việc điều trị viêm tĩnh mạch được thực hiện với mục tiêu khắc phục triệu chứng và phòng ngừa các yếu tố nguy cơ như: dùng kháng sinh nếu có nhiễm trùng, dùng thuốc chống đông máu hay phẫu thuật loại bỏ cục máu đông.

4.4 Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng đám rối tĩnh mạch thừng tinh và sinh tinh bị giãn dẫn đến suy giảm chức năng sản xuất tinh trùng của tinh hoàn. Bệnh làm giảm chất lượng tinh trùng dẫn đến giảm suy giảm khả năng sinh sản, thậm chí gây vô sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

gian-tinh-mach-thung-tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gây vô sinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh xảy ra khi máu trào ngược vào tĩnh mạch tinh, gây giãn tĩnh mạch ở bìu và tạo thành những búi tĩnh mạch ở bìu, nổi ngoằn ngoèo dưới da giống túi giun. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Khi tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể nhận thấy các dấu hiệu như:

  • Xuất hiện búi tĩnh mạch ở da bìu.
  • Tinh hoàn thường sưng, phù nề.
  • Cảm giác đau mơ hồ đến rõ ràng ở bìu, đa tăng hơn khi người bệnh đứng, gắng sức và giảm đi khi nằm ngửa.

Biến chứng nghiêm trọng nhất mà giãn tĩnh mạch thừng tinh gây ra là tình trạng vô sinh. Hiện nay, điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh được thực hiện chủ yếu bằng các biện pháp can thiệp ngoại khoa, thường là cắt bỏ tĩnh mạch thừng tinh qua phẫu thuật nội soi ổ bụng.

4.5 Tăng áp tĩnh mạch cửa

Tĩnh mạch cửa là hệ tĩnh mạch chịu trách nhiệm vận chuyển máu từ các cơ quan nội tạng như: dạ dày, ruột non, lá lách, ruột già, tuyến tụy trở về gan. Tăng áp tĩnh mạch cửa là tình trạng huyết áp tĩnh mạch cửa vượt ngưỡng 10mmHg (chỉ số bình thường là 3 – 6mmHg). Bệnh thường liên quan đến những bệnh lý về gan (điển hình là xơ gan), cục máu đông, các khối u chèn ép hoặc tổn thương do lao.

tang-ap-cua
Tăng áp tĩnh mạch cửa thường liên quan đến các bệnh lý về gan

Tăng áp tĩnh mạch cửa không gây triệu chứng trên lâm sàng. Thông thường, người bệnh chỉ phát hiện bệnh cho đến khi có biến chứng với các dấu hiệu như:

  • Bụng căng cứng, báng bụng.
  • Lá lách to.
  • Giãn tĩnh mạch thành bụng.

Khi huyết áp trong tĩnh mạch cửa tăng cao, một hệ tuần hoàn mới được phát triển nhằm đảm bảo đường dẫn máu về gan (tuần hoàn bàng hệ). Quá trình này có thể dẫn đến giãn vỡ tĩnh mạch thực quản kéo theo xuất huyết tiêu hoá. Ngoài ra, người bệnh có thể phải đối diện với tình trạng rối loạn đông máu do gan không tổng hợp được yếu tố đông máu, cường aldosteron, giảm chức năng gan thận và bệnh lý về não.

Tăng áp tĩnh mạch cửa được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, dẫn lưu máu hệ cửa – chủ, phẫu thuật tạo dính cơ quan hệ cửa – chủ hoặc phẫu thuật giảm lưu lượng máu đến tĩnh mạch cửa. Tùy vào tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp trị liệu phù hợp.

Trên đây là nội dung tổng quát về tĩnh mạch và các bệnh lý tĩnh mạch thường gặp. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn có thể để lại lời nhắn hoặc liên hệ trực tiếp với chuyên gia qua hotline: 1900 545 518.

]]>
https://dulcit.vn/cau-tao-cua-tinh-mach-6012/feed/ 0
[Giải đáp]Leo cầu thang có làm to bắp chân không? https://dulcit.vn/leo-cau-thang-co-lam-to-bap-chan-6015/ https://dulcit.vn/leo-cau-thang-co-lam-to-bap-chan-6015/#respond Fri, 29 Dec 2023 02:11:33 +0000 https://dulcit.vn/?p=6015 Thường xuyên phải di chuyển lên xuống cầu thang khiến nhiều người nảy ra ý định coi hoạt động này như một bài tập thể dục. Thế nhưng, một số chị em phụ nữ lại lo rằng bài tập này có thể khiến bắp chân của họ trở nên thô to, kém thon gọn. Vậy, leo cầu thang có thực sự làm bắp chân bị to không? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

leo-cau-thang

1. Leo cầu thang có làm to bắp chân không?

Leo cầu thang không làm bắp chân bị to. Tuy nhiên, việc đột nhiên tăng cường động tác leo cầu thang khiến các cơ phải thay đổi để đáp ứng với hoạt động này. Cụ thể, các nhóm cơ ở bắp chân và bắp đùi căng lên, các mạch máu giãn nở, tăng tuần hoàn để tăng cung cấp oxy cho cơ. Tình trạng này khiến chân bạn trông có vẻ to hơn bình thường.

leo-cau-thang
Leo cầu thang không khiến bắp chân bị to

Hiện tượng căng cơ khi leo cầu thang thường diễn ra trong khoảng 3 – 5 ngày đầu. Sau đó, khi cơ thể đã thích nghi với việc leo cầu thang, tình trạng này sẽ dần dần biến mất. Lúc này, leo cầu thang được coi như một hoạt động thể chất bình thường, giúp rèn luyện sức khỏe. Như vậy, chỉ cần leo cầu thang đúng cách, bạn sẽ không cần lo lắng vì chân trở nên thô to, thậm chí việc này còn giúp cho đôi chân trở nên săn chắc và thon gọn hơn.

Hỏi đáp: Đứng làm việc lâu có bị to bắp chân không?

2. Leo cầu thang nhiều có làm sao không?

Leo cầu thang là một trong những bài tập thể chất đơn giản và hiệu quả. Với hoạt động này, người tập không cần chuẩn bị thiết bị cũng không đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật tập luyện thế nhưng lại đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe. Điển hình như:

  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Quá trình tập luyện làm tăng nhịp tim, tăng tuần hoàn máu qua tim nhờ đó tăng nuôi dưỡng tim. Hoạt động này cũng giúp kiểm soát cholesterol xấu, qua đó giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
  • Tốt cho huyết áp: Một nghiên cứu từ Đại học Tulane – Mỹ cho thấy, hoạt động leo cầu thang 50 bước mỗi ngày giúp duy trì huyết áp khoẻ mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp: Leo cầu thang đòi hỏi người tập phối hợp đồng thời nhiều nhóm cơ khác nhau, đặc biệt là các cơ bắp ở vùng chân. Điều này giúp tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt của cơ – khớp.
  • Kiểm soát cân nặng: Cơ thể đốt khoảng 5 – 11 calo/ phút tuỳ thuộc vào tốc độ leo cầu thang. Do đó, đây là bài tập kiểm soát cân nặng hiệu quả, giúp loại bỏ mỡ thừa ở bụng và làm săn chắc các cơ ở thân dưới.
  • Cải thiện tinh thần: Leo cầu thang kích thích cơ thể giải phóng endorphin, từ đó mang lại cảm giác dễ chịu, giảm căng thẳng và nguy cơ trầm cảm.
  • Tăng cường sức khỏe tổng thể: Leo cầu thang giúp rèn luyện cơ bắp, điều hòa tuần hoàn, hỗ trợ cơ quan nội tạng và cải thiện tâm lý. Vì vậy, người tập giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và có sức khỏe tốt hơn.
tinh-than
Leo cầu thang giúp cải thiện cả thể chất và tinh thần

Mặc dù leo cầu thang có lợi cho sức khỏe nhưng bạn cũng không nên lạm dụng. Việc leo cầu thang liên tục trong khoảng thời gian quá dài có thể khiến cơ bắp quá tải, thiếu hụt năng lượng, mất nước điện giải và rối loạn tuần hoàn. Thời gian tập luyện phù hợp nhất là khoảng 30 phút mỗi ngày. Nếu sức khỏe tốt, tập luyện thường xuyên, bạn có thể tăng lên khoảng 45 phút/ ngày.

Ngoài ra cần lưu ý, những người có vấn đề sức khỏe như sau thì không nên leo cầu thang thường xuyên:

  • Người có vấn đề về xương khớp: Leo cầu thang đòi hỏi sự vận động của các khớp gối, hông, mắt cá chân. Do đó, những người bị thoái hóa khớp, viêm khớp, chấn thương xương khớp,… nên hạn chế leo cầu thang để tránh làm tổn thương khớp.
  • Người có vấn đề về tim mạch: Leo cầu thang là một bài tập thể dục nhịp điệu cường độ cao, có thể gây áp lực lên tim. Do đó, những người bị bệnh tim mạch, huyết áp cao,… nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi leo cầu thang.
  • Người có vấn đề về hô hấp: Leo cầu thang đòi hỏi một lượng oxy lớn, do đó những người bị bệnh hô hấp, hen suyễn,… nên hạn chế leo cầu thang để tránh gây khó thở.
  • Người đang mang thai hoặc mới sinh con: Leo cầu thang có thể gây căng thẳng cho cơ thể, đặc biệt là ở những tháng cuối thai kỳ. Do đó, phụ nữ mang thai hoặc mới sinh con nên hạn chế leo cầu thang.
  • Người đang trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng: Leo cầu thang đòi hỏi sức lực và sự tập trung, do đó những người đang trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng nên hạn chế leo cầu thang để tránh gây chấn thương.
  • Ngoài ra, những người có cân nặng quá khổ cũng nên hạn chế leo cầu thang để tránh gây áp lực lên khớp. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu leo cầu thang thường xuyên.
  • Những người bị suy giãn tĩnh mạch chân nếu đang bị đau nhức chân, sưng phù cũng nên hạn chế leo cầu thang, chạy nước rút hay các động tác tác động mạnh lên chân.

3. Cách giữ đôi chân thon khi leo cầu thang

Để sở hữu đôi chân thon gọn và đạt được những lợi ích về sức khỏe, bạn cần chắc chắn mình đang leo cầu thang đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và lưu ý cụ thể khi thực hiện bài tập này:

3.1 Kỹ thuật leo cầu thang

Leo cầu thang đúng kỹ thuật giúp giữ vững trọng tâm cơ thể, phối hợp cử động nhịp nhàng và giảm nguy cơ chấn thương khi tập luyện. Để đạt được những điều này, bạn cần chú ý:

  • Thư giãn cổ, vai và giữ thẳng lưng khi bước lên cầu thang, có thể ngả người về phía trước nếu tốc độ bước nhanh.
  • Chú ý dồn trọng lực cơ thể lên phần bắp chân thay vì dựa vào lực bẩy của các khớp chân. Điều này giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và giảm nguy cơ chấn thương đầu gối.
  • Đặt toàn bộ bàn chân lên mỗi bậc thang, bước đi nhẹ nhàng và tránh mang theo đồ vật nặng.
  • Tăng hoặc giảm tốc độ leo cầu thang từ từ, tránh thay đổi đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi.
  • Điều chỉnh tốc độ phù hợp dựa trên nhịp tim và nhịp thở.
  • Dừng leo cầu thang ngay khi có dấu hiệu đau nhức hoặc khó thở.
tu-the-leo
Bạn cần kiểm soát tốt tư thế khi leo cầu thang

3.2 Điều chỉnh thời gian tập luyện

Một buổi leo cầu thang hiệu quả cần được kéo dài trong khoảng 15 – 30 phút. Tuy nhiên, bạn cần có khoảng thời gian khởi động để cơ thể thích nghi dần. Theo đó, những người mới nên bắt đầu tập luyện khoảng 5 phút, sau đó tăng dần lên 10 – 15 – 20 – 30 phút mỗi ngày.

Bạn cần tránh để cơ thể tập luyện cường độ cao trong những ngày đầu. Điều này có thể khiến cơ thể không kịp thích nghi dẫn đến các rối loạn về tuần hoàn và tăng nguy cơ chấn thương như: bong gân, trật khớp, giãn dây chằng,….

3.3 Kết hợp với bài tập khác

Cùng với leo cầu thang, bạn cũng nên kết hợp thêm một số bài tập thể dục khác nhằm đảm bảo sự cân đối của các bộ phận trên cơ thể. Những bài tập được khuyến khích như: chạy bộ, thể dục nhịp điệu, đạp xe, bơi lội hay tập yoga.

chay-bo
Nên kết hợp leo cầu thang cùng các bài tập thể chất khác

Nếu có thể, bạn hãy tham khảo ý kiến của các huấn luyện viên thể hình để lựa chọn được những động tác hay bài tập phù hợp nhất với mình. Việc kết hợp đồng đều trong tập luyện không chỉ giúp bạn có sức khỏe tốt mà còn đem lại vóc dáng cân đối và thu hút hơn.

3.4 Ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống rất quan trọng với những người muốn rèn luyện vóc dáng. Bạn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể. Trong đó, cần chú ý tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein và khoáng chất. Đây là những dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa dinh dưỡng, phục hồi cơ bắp, tăng cơ và giảm tích tụ mỡ thừa.

Nếu có thể, bạn hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc các huấn luyện viên thể hình chuyên nghiệp để lựa chọn được thực phẩm phù hợp cũng như khối lượng cần thiết của thực phẩm đó trong mỗi bữa ăn.

3.5 Lưu ý khác

Ngoài những vấn đề trên thì bạn cần lưu ý một số điều dưới đây khi leo cầu thang để tăng hiệu quả và đảm bảo an toàn:

  • Lựa chọn cầu thang khô ráo, thông thoáng, không có chướng ngại vật và có bậc cao vừa phải để tránh phải nâng chân quá cao.
  • Chuẩn bị giày thể thao vừa vặn, chắc chắn để tránh bị trơn trượt khi leo cầu thang.
  • Chọn loại tất thấm hút và thông hơi tốt, chất liệu cotton để tránh ma sát với lòng bàn chân.
  • Chọn trang phục vừa vặn, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt trong khi tập luyện.
  • Dành khoảng 10 – 15 phút khởi động kỹ các khớp và làm nóng cơ thể trước khi tập luyện.
  • Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể trước và sau khi tập luyện.
  • Sau khi kết thúc luyện tập, cần đi lại nhẹ nhàng để thả lỏng cơ, điều hoà tuần hoàn và hạ nhiệt từ từ cho cơ thể.
uong-nuoc
Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể cả trước và sau khi leo cầu thang

Leo cầu thang đúng cách không khiến bắp chân bị to. Thậm chí, đây còn là bài tập giúp cơ thể săn chắc,đem lại đôi chân thon gọn và tăng cường sức khỏe tổng thể. Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết hôm nay đã giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc của mình. Nếu cần tư vấn thêm, bạn đọc có thể để lại lời nhắn hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline: 1900 545 518.

]]>
https://dulcit.vn/leo-cau-thang-co-lam-to-bap-chan-6015/feed/ 0
Sự thật về: Đứng nhiều khiến chân to! https://dulcit.vn/dung-nhieu-chan-co-to-khong-6018/ https://dulcit.vn/dung-nhieu-chan-co-to-khong-6018/#respond Fri, 29 Dec 2023 02:03:24 +0000 https://dulcit.vn/?p=6018
Nhiều người tin rằng làm việc ở tư thế đứng liên tục trong thời gian dài khiến bắp chân của họ to và thô kệch hơn. Vây, đứng nhiều có thật sự làm chân to hơn không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này trong bài viết hôm nay.

dung-nhieu-to-chan

1. Đứng nhiều chân có to không?

Đứng nhiều không khiến chân bị to. Nhưng nếu đứng nhiều và sai cách thì đôi chân của bạn có thể to hơn bình thường. Như vậy, thời gian đứng không phải là yếu tố chính mà cách đứng mới là nguyên nhân thay đổi kích thước chân.

Theo đó, những người có thói quen nhấc các ngón chân khỏi mặt sàn khi đứng thường có bắp đùi to hơn bình thường. Cách đứng này tương tự tư thế Calf raise – Gánh tạ nhón gót tập bắp chân, giúp rèn luyện cơ đùi ở nam giới. Vậy nên, bạn nên đứng trên toàn bộ bàn chân nếu không muốn có tăng size cho cơ đùi.

Ngoài ra, thói quen dồn trọng tâm cơ thể lên gót chân khi đứng cũng có thể khiến chân của bạn to hơn. Tư thế này khiến bắp chân liên tục chịu áp lực lớn, có xu hướng tăng tích tụ mỡ thừa và to hơn bình thường. Vì vậy, bạn cần tránh cách đứng này.

dung-nhieu
Đứng nhiều sai cách có thể khiến chân to hơn bình thường

Vậy, tại sao có những người đứng đúng cách nhưng vẫn cảm thấy chân to hơn? Nguyên nhân là khi đứng quá lâu, không có cử động chân khiến áp suất thuỷ tĩnh trong lòng tĩnh mạch không thay đổi. Mặt khác, trọng lượng cơ thể được dồn toàn bộ lên chân trong thời gian dài.

Những yếu tố này làm cản trở dòng chảy của máu từ tĩnh mạch về tim. Hệ quả là tăng ứ máu trong lòng tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch căng phồng nên nhìn chân có vẻ to hơn. Ở người bình thường, kích thước chân sẽ tự động trở về bình thường sau khi bạn di chuyển và nghỉ ngơi.

Ngoài cách đứng sai, một số yếu tố khác cũng khiến chân bị to hơn như:

  • Thói quen ngồi vắt chéo chân hoặc khoanh chân lên ghế gây cản trở tuần hoàn và tăng tích tụ mỡ thừa.
  • Tập các bài tập tăng cơ quá mức hoặc tập sai cách, bỏ dở quá trình tập cũng có thể khiến bắp chân và bắp đùi to ra.
  • Ăn uống không kiểm soát, lười vận động gây tình thừa cân, béo phì dẫn đến chân to lên nhanh chóng.

Đọc thêm: Những tác hại khi đứng làm việc quá lâu có thể bạn chưa biết

2. Cách đứng đúng tránh để bắp chân bị to

Tư thế đứng đúng không chỉ giúp bạn tránh được tình trạng bắp chân to mà còn góp phần bảo vệ cột sống, hạn chế nguy cơ thoái hoá khớp, giảm căng thẳng cho hệ thống dây chằng và sử dụng các cơ bắp một cách hiệu quả. Theo đó, những điểm bạn cần chú ý khi đứng gồm:

  • Giữ đầu – cổ ở vị trí cân bằng với vai và cơ thể, tránh nghiêng lệch sang một bên trong thời gian dài.
  • Phần vai mở rộng, thả lỏng tự nhiên.
  • Điều hoà hơi thở sâu ở phần bụng thay vì thở nông ở lồng ngực.
  • Giữ thẳng lưng theo đường cong tự nhiên của cột sống, tránh nghiêng ngả về hai bên hoặc phía trước, sau.
  • Giữ hông thư giãn, tự nhiên, tránh đẩy về phía trước.
  • Hai chân đứng thẳng tự nhiên, không chụm đầu gối lại với nhau.
  • Để hai bàn chân với các ngón chân tiếp xúc hoàn toàn trên mặt đất, không nhón bất cứ phần nào lên trên.
tu-the-dung
Đứng đúng tư thế giữ đôi chân thon và bảo vệ sức khoẻ

Với những người phải đứng trong thời gian dài, bạn có thể đứng với tư thế một chân đứng – một chân nghỉ. Thực hiện thay đổi luân phiên để giảm cảm giác đau, mỏi dẫn đến sai tư thế đứng.

3. Một số lưu ý khi phải đứng nhiều

Chân to không phải mối lo duy nhất của những người thường xuyên đứng nhiều. Hầu hết mọi người đều gặp phải tình trạng đau, nhức mỏi hay sưng tấy chân. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần đứng đúng cách và lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chọn giày dép phù hợp: Bạn nên tránh những đôi giày, dép cao gót. Thay vào đó, hãy chọn loại đế bằng, có chất liệu êm, thoáng khí và nhẹ nhàng để cân đối trọng lực và giảm áp lực lên chân.
  • Co duỗi chân: Cứ cách khoảng 15 – 30 phút đứng bạn nên chủ động thực hiện các động tác co duỗi chân tại chỗ hoặc đi lại. Hoạt động này giúp thúc đẩy tuần hoàn, hạn chế ứ đọng máu và tăng bôi trơn khớp.
  • Vị trí đứng: Nếu có thể, bạn nên chọn đứng ở những nơi bằng phẳng, có trải thảm. Điều này giúp cân bằng trọng lượng cơ thể và giảm phản lực lên chân, từ đó hạn chế triệu chứng tê bì, đau mỏi chân.
  • Massage chân: Nhằm thúc đẩy máu lưu thông và giảm căng thẳng cơ bắp. Bạn có thể dùng tay xoa bóp toàn bộ chân, dùng con lăn hoặc bóng tròn lăn qua lại dưới lòng bàn chân trong khoảng 15 – 20 phút.
giay-bet
Bạn nên chọn giày đế bệt nếu phải đứng nhiều

4. Đứng nhiều làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chân

Đứng liên tục trong thời gian dài là một trong những yếu tố thúc đẩy bệnh giãn tĩnh mạch. Nguyên nhân là do tư thế đứng cố định làm giảm hoạt động của các bơm cơ khiến các van một chiều không đóng kịp hoặc đóng không kín. Điều này gây ra các dòng trào ngược trong lòng tĩnh mạch, cản trở máu chảy về tim.

Lâu dần, chức năng của các van một chiều suy yếu làm tăng lượng máu ứ đọng trong tĩnh mạch, dẫn đến tăng áp lực lên thành mạch. Tình trạng này kéo dài khiến tĩnh mạch giãn rộng, mất khả năng đàn hồi và suy giảm chức năng vận chuyển máu.

gian-tinh-mach
Đứng quá nhiều có thể gây suy giãn tĩnh mạch chân

Khi suy giãn tĩnh mạch xảy ra, người bệnh phải đối diện với hàng loạt vấn đề như:

Triệu chứng khó chịu: Chân sưng tấy, đau nhức, phù nề, nặng mỏi và hàng loạt triệu chứng dị cảm như: tê bì, châm chích, nóng ran và chuột rút vào ban đêm.

=> Xem chi tiết: Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân

Vấn đề thẩm mỹ: Tĩnh mạch xanh, tím lồi lên khỏi bề mặt da cùng tình trạng rối loạn sắc tố da với các mảng da nâu, tím, đỏ gây mất thẩm mỹ và khiến nhiều người bệnh tự ti.

=>  Xem chi tiết: Tình trạng tràm ứ đọng da chân ở bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch

Biến chứng: Suy giãn tĩnh mạch không được điều trị phù hợp có thể tiến triển thành biến chứng nguy hiểm như: giãn vỡ tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu dẫn đến thuyên tắc phổi, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Nếu công việc đòi hỏi phải đứng liên tục trong thời gian dài, bạn nên tăng cường tập các bài tập nâng cao chân, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng tốt cho tĩnh mạch và thăm khám sớm khi có dấu hiệu bất thường nhằm xử lý kịp thời.

Như vậy, đứng nhiều có gây to chân hay không còn phụ thuộc vào cách đứng của mỗi người. Hy vọng, thông tin trong bài viết hôm nay giúp bạn có những điều chỉnh phù hợp để sở hữu đôi chân đẹp và phòng tránh nguy cơ về sức khỏe. Chúc bạn nhiều sức khoẻ!

]]>
https://dulcit.vn/dung-nhieu-chan-co-to-khong-6018/feed/ 0
Bàn chân nóng về đêm là bệnh gì? https://dulcit.vn/ban-chan-nong-ve-dem-6008/ https://dulcit.vn/ban-chan-nong-ve-dem-6008/#respond Thu, 28 Dec 2023 02:58:48 +0000 https://dulcit.vn/?p=6008 Nóng rát bàn chân là dị cảm thường gặp trong những trường hợp tổn thương thần kinh. Cảm giác này khiến hầu hết người bệnh khó mô tả rõ ràng và dễ cảm thấy hoang mang, lo lắng. Vậy, bàn chân nóng về đêm thường là dấu hiệu của bệnh lý nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

nong-ban-chan-ve-dem

1. Đái tháo đường

Đái tháo đường (hay tiểu đường) xảy ra khi lượng đường (glucose) trong máu quá cao. Tình trạng này xuất hiện khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc lượng insulin được sản xuất đủ nhưng lại không thể tạo liên kết để vận chuyển đường từ máu vào tế bào (kháng insulin).

Đường huyết tăng cao không được kiểm soát trong thời gian dài làm suy yếu mạch máu khiến bao thần kinh bị tổn thương bởi thiếu oxy và dưỡng chất. Tình trạng này thường xảy ra ở các mạch máu và hệ thần kinh xa tim, phổ biến nhất là ở chân. Hệ quả là tốc độ dẫn truyền thần kinh bị suy giảm và gây ra triệu chứng dị cảm trên da, điển hình là cảm giác nóng bàn chân.

tieu-duong
Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương thần kinh

Một số dấu hiệu khác cảnh báo bệnh tiểu đường gồm:

Bệnh đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt có thể khiến người bệnh bị tăng hoặc hạ đường huyết đột ngột, nhiễm toan ceton. Về lâu dài, bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đột quỵ, tổn thương thần kinh, bệnh võng mạc, liệt dạ dày, suy giảm tình dục,… Người bệnh tiểu đường cũng dễ bị trầm cảm cao hơn 2 – 3 lần so với người bình thường.

Tiểu đường là bệnh mạn tính và chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh cần điều trị kéo dài theo phác đồ của bác sĩ để ngăn bệnh tiến triển, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

2. Thiếu vitamin B12

Thiếu vitamin B12 khiến tế bào hồng cầu tạo ra có kích thước quá lớn (hồng cầu to) và không có khả năng vận chuyển oxy, dưỡng chất như bình thường. Hệ quả là mạch máu nhỏ những vị trí như bàn chân và bàn tay không cung cấp đủ dinh dưỡng của hệ thần kinh. Điều này khiến chức năng dẫn truyền thần kinh bị rối loạn, gây ra cảm giác dị cảm như: nóng rát, châm chích, tê bì bàn chân.

thieu-b12
Thiếu vitamin B12 kéo dài gây thiếu máu

Thiếu vitamin B12 thường diễn biến chậm. Thời gian đầu, các triệu chứng xuất hiện mờ nhạt, người bệnh chỉ cảm thấy mệt mỏi. Khi thiếu hụt trầm trọng, người bệnh có thể gặp phải các dấu hiệu như:

  • Hụt hơi, chóng mặt.
  • Da nhợt nhạt hoặc vàng vọt.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Giảm sức mạnh cơ bắp.
  • Dễ cáu gắt, buồn bực, hay quên.
  • Gặp khó khăn trong việc di chuyển, khó đi bộ bình thường.

Điều trị thiếu vitamin B12 cần dựa trên mức độ thiếu hụt của từng người bệnh. Vì vậy, bạn không nên tự ý dùng thuốc khi có dấu hiệu kể trên. Thay vào đó, bạn cần đến cơ sở y tế làm các xét nghiệm cần thiết và thực hiện bổ sung theo liều chỉ dẫn của bác sĩ.

Đọc thêm: Hay bị chuột rút chân là do cơ thể thiếu chất gì?

3. Tổn thương thần kinh

Tổn thương thần kinh là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chứng nóng bàn chân về đêm. Tình trạng này làm rối loạn quá trình truyền tín hiệu từ da đến hệ thần kinh trung ương và ngược lại. Hệ quả là xuất hiện các dị cảm trên da như: nóng ran, bỏng rát, tê bì hay châm chích. Một số vấn đề thần kinh thường gây ra chứng nóng bàn chân về đêm như:

3.1 Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh ngoại biên xảy ra khi các dây thần kinh cảm giác ngoại biên kết nối tuỷ sống với canh tay hoặc chân bị tổn thương. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do: bệnh di truyền, hoá trị, rối loạn tự miễn, hoá chất độc hại, nhiễm trùng, suy thận, ngộ độc rượu và thiếu dinh dưỡng. Những yếu tố này thường gây tổn thương thần kinh theo 2 cách chính, gồm:

  • Mất myelin: Khiến bao myelin trên sợi trục thần kinh thoái hoá hoặc không được hình thành đầy đủ. Điều này ảnh hưởng đến quá trình truyền tín hiệu truyền qua tế bào thần kinh.
  • Thoái hóa sợi trục : Xảy ra khi sợi trục bị thoái hoá và mất chức năng. Sợi trục dài thì khả năng truyền tín hiệu càng kém. Vậy nên, bàn chân nằm xa tuỷ sống nhận tín hiệu qua sợi trục dài bị ảnh hưởng rõ ràng nhất.
benh-than-kinh
Bệnh thần kinh ngoại biên thường xuất hiện ở chân và tay

Ngoài cảm giác nóng bàn chân về đêm, người mắc bệnh lý thần kinh ngoại biên thường có một số dấu hiệu sau:

  • Triệu chứng vận động: Yếu cơ và tê liệt gây khó khăn khi cử động ngón chân, suy nhược cơ bắp làm giảm kích thước và sức mạnh khi hoạt động, khó kiểm soát hoạt động của cơ bắp nên dễ bị chuột rút.
  • Triệu chứng cảm giác: Bàn chân thường xuất hiện tình trạng ngứa ran, tê bì, mất cảm giác, giảm khả năng thăng bằng, rối loạn cảm giác đau (tăng quá mức hoặc mất cảm nhận đau).
  • Triệu chứng thụ động: Thường gặp như: rối loạn huyết áp, tăng hoặc giảm tiết mồ hôi quá mức, rối loạn chức năng bàng quang và suy giảm tình dục.

Việc điều trị bệnh thần kinh ngoại biên cần dựa trên nguyên nhân cụ thể. Do đó, người bệnh nên chủ động thăm khám sớm ngay khi phát hiện ra dấu hiệu bất thường.

3.2 Hội chứng ống cổ chân

Ống cổ chân là khoảng hẹp nằm ở phía trong mắt cá chân – nơi các dây thần kinh chày sau đi qua. Khi dây thần kinh này bị chèn ép hoặc tổn thương, người bệnh được xác định mắc hội chứng ống cổ chân.

ong-co-chan
Hội chứng ống cổ chân khiến dây thần kinh chày bị chèn ép

Triệu chứng thường gặp trong hội chứng ống cổ chân gồm:

  • Đau phía trong mắt cá và lòng bàn chân.
  • Nóng rát, ngứa ran, châm chích hoặc mất cảm giác ở bàn chân.
  • Xuất hiện điểm yếu ở cơ chân.

Tuỳ vào nguyên nhân và mức độ tổn thương thần kinh mà phác đồ điều trị hội chứng ống cổ chân có thể gồm: nghỉ ngơi tại chỗ, dùng thuốc điều trị, áp dụng biện pháp chỉnh hình chân, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. Người bệnh thăm khám để được bác sĩ tư vấn hướng điều trị phù hợp.

Xem thêm: Hay bị đau nhức từ đầu gối trở xuống là bệnh gì?

3.3 Hội chứng Charcot-Marie-Tooth

Charcot-Marie-Tooth là một rối loạn thần kinh di truyền thường gây tổn thương cho các dây thần kinh ngoại biên ở chân, bao gồm cả bàn chân. Hội chứng này ảnh hưởng đến các cơ và dây thần kinh ở chân, làm giảm sức mạnh cơ bắp gây yếu chân bất thường và biến dạng vòm bàn chân.

Charcot-Marie-Tooth
Hội chứng Charcot-Marie-Tooth gây biến dạng vòm bàn chân

Các triệu chứng của Charcot-Marie-Tooth thường khởi phát ở tuổi thiếu niên, một số ít bắt đầu khi người bệnh còn nhỏ hoặc bước sang giai đoạn trung niên. Ban đầu, triệu chứng xuất hiện ít và mờ nhạt, sau đó tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng hơn. Những dấu hiệu của hội chứng Charcot-Marie-Tooth gồm:

  • Yếu cơ, tê liệt hoặc mất khối lượng cơ.
  • Giảm hoặc mất phản xạ ở chân.
  • Biến dạng khớp gây ngón chân búa và vòm chân cao,
  • Dễ bị ngã, chấn thương và dáng đi bị thay đổi.
  • Tê, ngứa ran, rối loạn cảm giác đau ở bàn chân.

Hiện nay, hội chứng Charcot-Marie-Tooth vẫn chưa có phác đồ điều trị dứt điểm. Các phương pháp trị liệu được thực hiện với mục đích giảm nhẹ triệu chứng và khắc phục những ảnh hưởng do hội chứng này gây ra.

4. Suy giáp

Suy giáp xảy ra khi chức năng tuyến giáp bị suy giảm dẫn đến không sản xuất đủ hormon tuyến giáp theo nhu cầu của cơ thể. Tình trạng này làm chậm quá trình trao đổi chất, tăng cholesterol và rối loạn lipid máu. Những tác động này có thể ảnh hưởng đến hoạt động nuôi dưỡng tế bào thần kinh, dẫn đến các rối loạn trong quá trình dẫn truyền tín hiệu. Đây là nguyên nhân gây ra triệu chứng nóng bàn chân về đêm ở người bệnh suy giáp.

suy-giap
Suy giáp là một trong những nguyên nhân gây nóng bàn chân

Bạn có thể nhận diện tình trạng suy giáp qua một số dấu hiệu dưới đây:

  • Tê bì, ngứa ran ở tay, chân.
  • Thường xuyên mệt mỏi, đau nhức cơ thể, hay bị lạnh, tăng cân khó kiểm soát.
  • Da khô, tóc xơ xác.
  • Rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục.
  • Thay đổi giọng nói trầm và khàn hơn.
  • Dễ bị căng thẳng, hay quên (sương mù não).

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh suy giáp được điều trị bằng cách sử dụng thuốc bổ sung hormon thay thế. Người bệnh phải dùng thuốc kéo dài, thậm chí cả đời. Liều dùng thuốc có thể thay đổi theo từng giai đoạn cuộc đời hoặc tình trạng sức khoẻ. Vì vậy, người bệnh cần tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

5. Nấm bàn chân

Những người thường xuyên bị mồ hôi chân, tiếp xúc với môi trường ẩm ướt dễ bị nhiễm nấm dermatophytes. Tình trạng này gây mẩn ngứa, châm chích, nóng rát ở một hoặc cả hai bàn chân tại vị trí giữa các ngón chân, đôi khi ở mu bàn chân, lòng bàn chân hoặc gót chân.

nam-ban-chan
Nấm thường bắt đầu ở các kẽ ngón chân

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:

  • Da bong vảy, nứt nẻ hoặc nổi mụn nước.
  • Da chân bị kích ứng, xuất hiện các đốm đỏ, tím, xám hoặc trắng.
  • Chân có mùi hôi khó chịu.

Điều trị nấm bàn chân thường bắt đầu với các thuốc dùng tại chỗ chứa các hoạt chất: clotrimazole, miconazol, tolnaftate hoặc terbinafine. Trường hợp nặng, người bệnh có thể cần dùng thuốc uống chứa: fluconazole, itraconazole hoặc terbinafine. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để tránh tình trạng kháng thuốc, gây khó khăn cho  lần điều trị sau.

6. Bệnh thận mãn tính

Ở những bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính, khả năng lọc máu, sản xuất hồng cầu, chuyển hoá vitamin D và kiểm soát huyết áp bị suy giảm. Điều này khiến cho chất thải, nước bị giữ lại trong cơ thể và khiến hệ thần kinh bị tổn thương. Đây là lý do vì sao người bị bệnh thận thường xuất hiện triệu chứng bồn chồn, bỏng rát bàn chân.

benh-than
Bệnh thận cản trở quá trình chuyển hoá của cơ thể

Một số dấu hiệu cho thấy thận của bạn có thể đang bị tổn thương như:

  • Tăng huyết áp, hay buồn nôn và nôn.
  • Chán ăn, vị giác biến đổi (luôn có vị kim loại trong miệng).
  • Cơ thể mệt mỏi, yếu sức.
  • Khó tập trung, rối loạn giấc ngủ.
  • Thường xuyên bị chuột rút, co giật cơ.
  • Phù ở bàn chân và mắt cá chân.
  • Thường xuyên bị mẩn ngứa kéo dài.
  • Đau ngực (chất lỏng tích tụ quanh niêm mạc tim), khó thở (chất lỏng tích tụ trong phổi).

Bệnh thận mãn tính không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận, mất chức năng thận và đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Do đó, người bệnh nên thăm khám sớm nếu xuất hiện những dấu hiệu đã được nêu trên.

Ngoài nguyên nhân bệnh lý, nóng bàn chân cũng có thể xuất hiện trong một số trường hợp như: đeo giày quá chật, tập luyện quá sức, dị ứng hay stress quá mức. Những trường hợp này, cảm giác nóng bàn chân sẽ dần biến mất sau khi bạn điều chỉnh loại bỏ tác nhân. Ngược lại, nếu nóng bàn chân do bệnh lý, bạn cần thăm khám sớm và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tài liệu tham khảo:

  • https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/17773-burning-feet-syndrome
  • https://www.mayoclinic.org/symptoms/burning-feet/basics/causes/sym-20050809
  • https://www.webmd.com/diabetes/burning-feet-causes-treatments
]]>
https://dulcit.vn/ban-chan-nong-ve-dem-6008/feed/ 0
Chân nóng rát ngứa ran khi đi bộ có nguy hiểm không? https://dulcit.vn/chan-nong-rat-ngua-ran-khi-di-bo-6010/ https://dulcit.vn/chan-nong-rat-ngua-ran-khi-di-bo-6010/#respond Thu, 28 Dec 2023 02:41:59 +0000 https://dulcit.vn/?p=6010 Đi bộ là bài tập vận động đơn giản để khởi động cho một chế độ sinh hoạt lành mạnh. Thế nhưng, không phải tất cả mọi người đều suôn sẻ với lựa chọn này. Một số người cho biết họ bị nóng rát và ngứa ran chân khi đi bộ. Vậy, tình trạng này có nguy hiểm không và làm thế nào để cải thiện? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

nong-ngua-ban-chan

1. Chân bị nóng rát, ngứa ran khi đi bộ có nguy hiểm không?

Nóng rát và ngứa ran chân khi đi bộ là tình trạng có thể gặp cả ở người bình thường và người mang bệnh lý. Theo đó, khi cơ thể bước vào trạng thái tăng vận động hơn bình thường, nhịp tim gia tăng nhằm đưa máu cung cấp oxy và dinh dưỡng đến các tế bào cơ. Quá trình này khiến hệ thống động mạch, tĩnh mạch và mao mạch ở các bộ phận như tay, chân giãn rộng hơn.

nong-ngua-ban-chan
Nóng ngứa bàn chân khi đi bộ có thể nguy hiểm hoặc không

Ở người tập luyện thường xuyên, mạch máu đàn hồi tốt hơn nên dễ dàng giãn nở để tăng lưu thông máu. Tuy nhiên, những người ít vận động, mạch máu ít có sự co hồi nên khi giãn nở dễ gây kích thích đến hệ thống thần kinh dưới da và tạo thành triệu chứng nóng rát, ngứa ran.

Mặt khác, sự cọ xát giữa quần áo và da trong khi đi bộ cũng thúc đẩy cơ thể giải phóng histamin – một chất trung gian hoá học thường xuất hiện trong các phản ứng dị ứng. Vì vậy, bạn có thể cảm thấy râm ran hoặc ngứa rần rần ở hai bên bắp đùi.

Một nguyên nhân khác cũng gây nóng và ngứa chân khi đi bộ là da bị dị ứng với chất liệu hoặc các sản phẩm giặt tẩy quần áo. Nếu bạn có làn da khô hoặc đổ nhiều mồ hôi, cảm giác ngứa và nóng da có thể nghiêm trọng hơn do da bị kích ứng.

Những nguyên nhân gây nóng và ngứa chân trên là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Bạn chỉ cần duy trì thói quen tập luyện đều đặn, vệ sinh cơ thể sạch sẽ và lựa chọn trang phục phù hợp là có thể cải thiện tình trạng này.

Tuy nhiên, triệu chứng nóng và ngứa ran chân khi đi bộ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nếu có một số đặc điểm như: xuất hiện cùng với nhiều dấu hiệu bất thường khác, nóng và ngứa kéo ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc có xu hướng gia tăng khi duy trì việc tập luyện. Trường hợp này, người bệnh cần thăm khám sớm để nắm rõ nguyên nhân và có giải pháp điều trị kịp thời.

Đọc thêm: Bàn chân nóng về đêm là bị gì?

2. Chân bị nóng rát, ngứa ran khi đi bộ là biểu hiện của bệnh gì?

Triệu chứng chân bị nóng rát, ngứa ran khi đi bộ thường do các bệnh da liễu hoặc mạch máu gây nên. Dưới đây là một số bệnh thường gặp nhất:

2.1 Suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chân là hiện tượng tĩnh mạch bị giãn rộng và giảm hoặc mất chức năng vận chuyển máu như bình thường. Tình trạng này khiến máu ứ lại trong lòng mạch, tăng áp lực thành mạch và giảm tuần hoàn máu giàu oxy và dưỡng chất đến chân. Hệ quả là dây thần kinh bị tổn thương do giảm nuôi dưỡng và tăng chèn ép khiến người bệnh xuất hiện các dị cảm như: nóng ran, ngứa ngáy, tê bì, châm chích và hay bị chuột rút ban đêm.

Bạn có thể nhận biết suy giãn tĩnh mạch qua một số dấu hiệu như:

  • Bắp chân căng tức, chân nặng nề, nhức mỏi.
  • Sưng phù, tấy đỏ ở vị trí bàn chân, mắt cá chân.
  • Xuất hiện các đường tĩnh mạch xanh tím lồi lên bề mặt da vị trí đùi, mắt cá chân và đầu gối.
  • Thay đổi sắc tố da, da đậm màu hơn, xuất hiện các đốm đỏ, tím, nâu ở vị trí cổ chân, mắt cá chân.
  • Xuất hiện các vết loét, nhiễm trùng da ở vị trí cẳng chân.
gian-tinh-mach
Giãn tĩnh mạch gây nóng ran, ngứa rát bàn chân

Đi bộ là bài tập được khuyến khích áp dụng cho người suy giãn tĩnh mạch bởi khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu. Tuy nhiên, thời gian mới khởi động tập, người bệnh có thể cảm thấy nóng ran, ngứa rát hoặc nhức mỏi chân khi tập. Để giảm tình trạng này, người bệnh nên:

  • Tăng dần thời gian tập khi mới bắt đầu: Những ngày đầu nên tập khoảng 10 phút, sau đó tăng dần lên đến 30 phút để cơ thể có thời gian thích nghi.
  • Điều chỉnh cường độ tập: Người bệnh nên đi với tốc độ vừa phải, tránh đi quá nhanh làm tăng áp lực lên chân khiến triệu chứng bệnh trở nặng.
  • Đeo tất nén: Giúp cố định vị trí van tĩnh mạch, tăng cường sức mạnh cơ bắp và thúc đẩy tuần hoàn, hạn chế triệu chứng khó chịu.
  • Lựa chọn trang phục phù hợp: Người bệnh nên chuẩn bị giày chuyên dụng, mặc quần áo vừa vặn, thoải mái trong khi tập luyện.

Xem thêm: Các bệnh lý khác gây đau nhức bắp chân

2.2 Viêm cân gan bàn chân

Cân gan bàn chân là dải gân cơ bám từ chỏm xương bàn chân tới xương gót. Dải gân cơ này có tác dụng duy trì độ nhún và vòm cong sinh lý của bàn chân. Khi bị viêm cân gan bàn chân, người bệnh có cảm giác đau từ gót chân đến lòng bàn chân mỗi khi đi bộ. Tổn thương này cũng có thể tác động đến các dây thần kinh ở chân và gây ra triệu chứng nóng rát, ngứa ran khi người bệnh vận động.

viem-can-gan-ban-chan
Viêm cân gan bàn chân gây tổn thương dây thần kinh

Người bị viêm cân gan bàn chân thường có một số dấu hiệu như:

  • Đau buốt hoặc âm ỉ ở gót chân, vòm bàn chân hoặc cả lòng bàn chân, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên chân.
  • Cơn đau nhẹ khi khởi phát và có xu hướng tăng dần theo thời gian hoặc sau khi người bệnh tập luyện.
  • Đau nặng hơn vào buổi sáng hoặc khi người bệnh chuyển từ thế từ ngồi sang đứng.
  • Bàn chân tê rần, ngứa ran, sưng tấy.
Khi bị viêm cân gan bàn chân, người bệnh nên nghỉ ngơi, điều trị theo phác đồ của bác sĩ và hạn chế tập luyện trong thời gian này. Các bài tập thể chất cần được bác sĩ hướng dẫn phương pháp, cường độ và thời gian thực hiện để tránh tăng tổn thương cho chân.

2.4 Nấm kẽ chân

Nấm kẽ chân được xếp vào nhóm bệnh da liễu xảy ra do sự tấn công của một số loại nấm như: epidermophyton floccosum, trichophyton mentagrophytes và trichophyton rubrum. Bệnh thường xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với nguồn nước thiếu vệ sinh và không vệ sinh chân sạch sẽ. Những loại nấm này ký sinh và phát triển nhờ chất keratin trên da, phá huỷ cấu trúc tế bào da, gây tổn thần kinh dưới da.

nam-ke-chan
Nấm kẽ chân thường gặp ở những người có bàn chân ẩm ướt

Nấm kẽ chân thường xảy ra từ kẽ ngón từ 3 và thứ 4 sau đó lan ra toàn bộ chân. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Cảm giác ngứa ngáy, bỏng rát bàn chân, kẽ chân, đặc biệt là khi vận động khiến chân đổ mồ hôi.
  • Da bàn chân và kẽ chân đóng vảy và bong tróc.
  • Các kẽ ngón chân có màu trắng bợt, da bị mủn hoặc có vết loét chảy nước.
  • Đau, xót và chảy máu ở các kẽ chân.
Khi bị nấm, người bệnh vẫn có thể tiếp tục đi bộ, tuy nhiên cần điều chỉnh cường độ và thời gian tập luyện vừa phải, tránh ảnh hưởng đến các tổn thương trên chân. Bên cạnh đó, người bệnh không nên đeo giày, tất kín trong thời gian dài. Thay vào đó, bạn có thể đi dép, tập luyện tại nhà để giữ chân được khô thoáng, sạch sẽ. Việc điều trị nấm kẽ chân cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm: Nhức ngón chân cái do đâu?

4. Các triệu chứng bất thường khi đi bộ – cần lưu ý

Ngoài triệu chứng nóng rát, ngứa ran bàn chân, bạn cũng cần lưu ý một số triệu chứng dưới đây nếu chúng xuất hiện trong khi đi bộ:

  • Đau nhức cơ thể: Bạn có thể đau các cơ bắp khi mới tập luyện. Thế nhưng, nếu cảm giác đau nhức kéo dài, không giảm sau khi tập luyện hoặc đau tăng lên thì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý cơ – xương – khớp.
  • Chóng mặt: Là dấu hiệu thường gặp khi thiếu máu lên não trong quá trình tập luyện. Tình trạng này kéo dài hay xuất hiện thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh lý tim mạch hoặc thiếu máu.
  • Nhịp tim bất thường: Nhịp tim tăng lên khi tập luyện để bơm máu đến các cơ quan. Tuy nhiên, nếu bạn thấy trống ngực thình thịch, khó thở, đau tức ngực kèm theo thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch.
  • Khó thở: Khi tập luyện, nhịp thở sẽ nhanh hơn nhằm đảm bảo oxy cung cấp cho cơ bắp. Nếu bạn gặp khó khăn khi hít thở, hãy thăm khám sớm vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh hô hấp, tim mạch.
  • Dáng đi bất thường: Người bình thường có dáng đi thẳng, linh hoạt. Nếu bạn gặp khó khăn khi phối hợp cử động tay chân, dáng đi loạng choạng, hãy thăm khám vì đây có thể là rối loạn liên quan đến thần kinh.
kho-tho
Khó thở khi đi bộ là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe

Chân bị nóng rát, ngứa ran khi đi bộ có thể là hiện tượng sinh lý nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu bệnh lý. Vậy nên, khi gặp phải tình trạng này, bạn cần nghiêm túc theo dõi và thăm khám ngay nếu phát hiện dấu hiệu bất thường. Tuyệt đối không giữ tâm lý chủ quan khiến bệnh tiến triển nặng, gây nguy hiểm đến sức khoẻ. Bạn có thể tham khảo tiếp bài viết: Nóng rát bắp chân phải làm sao khắc phục?

]]>
https://dulcit.vn/chan-nong-rat-ngua-ran-khi-di-bo-6010/feed/ 0
Giải đáp các thắc mắc về kem trị giãn tĩnh mạch https://dulcit.vn/kem-tri-gian-tinh-mach-6020/ https://dulcit.vn/kem-tri-gian-tinh-mach-6020/#respond Wed, 27 Dec 2023 03:17:24 +0000 https://dulcit.vn/?p=6020 Quá mệt mỏi vì những triệu chứng khó chịu, nhiều người bệnh suy giãn tĩnh mạch đặt niềm tin vào các sản phẩm kem bôi với mong muốn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này. Vậy, kem trị giãn tĩnh mạch là gì và có thật sự hiệu quả không? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

kem-tri-gian-tinh-mach

1. Kem trị giãn tĩnh mạch là gì?

Kem trị giãn tĩnh mạch là những sản phẩm được bào chế dưới dạng gel, dạng mỡ hoặc dạng kem để bôi trực tiếp lên da. Ở dạng dùng này, các hoạt chất sẽ thấm qua lớp biểu bì đến thành tĩnh mạch và vào máu. Nhờ vậy, thuốc phát huy hiệu quả nhanh chóng và rõ rệt sau khi sử dụng.

kem-gian-tinh-mach
Kem trị giãn tĩnh mạch được sử dụng trực tiếp trên da

Hiệu quả của kem trị giãn tĩnh mạch có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:

Mức độ bệnh:

Các loại kem trị giãn tĩnh mạch cho hiệu quả tốt hơn ở những trường hợp nhẹ, triệu chứng ít hoặc chưa quá nặng. Trường hợp người bệnh đã có vết loét trên da cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Hỏi đáp: Giãn tĩnh mạch nhẹ có tự khỏi được không?

Chất lượng sản phẩm:

Mỗi loại kem có thành phần, công nghệ bào chế khác nhau. Điều này ảnh hưởng đến tác dụng của sản phẩm.

Tình trạng da:

Các hoạt chất thẩm thấu nhanh hơn và phát huy hiệu quả tốt hơn khi dùng trên những vùng da mỏng, được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo.

Lượng sử dụng:

Thoa quá nhiều kem có thể gây bí, rít da. Ngược lại, nếu thoa lượng quá ít sẽ không đem lại hiệu quả điều trị như mong muốn.

Tuân thủ cách dùng:

Người sử dụng thuốc đều đặn, đủ số lần, đủ thời gian theo hướng dẫn cho hiệu quả tốt và ổn định hơn những người dùng thuốc thất thường.

2. Sử dụng kem trị giãn tĩnh mạch có hiệu quả không?

Bản chất của kem trị giãn tĩnh mạch là các thuốc tác dụng tại chỗ. Tuỳ vào thành phần của sản phẩm mà sau khi vào máu, kem trị giãn tĩnh mạch có thể tạo ra các tác dụng như: thúc đẩy máu lưu thông, hỗ trợ tăng độ bền thành mạch và giảm nhẹ triệu chứng đau, nhức mỏi, tê bì, nặng nề ở chân.

gian-tinh-mach-nong
Thuốc phát huy tốt hiệu quả trên những trường hợp giãn tĩnh mạch nông

Tuy nhiên, hoạt chất của các kem trị giãn tĩnh mạch được hấp thu qua da nên chỉ hiệu quả ở những trường hợp giãn tĩnh mạch nông, các triệu chứng nhẹ và chưa có biến chứng. Thông thường, thuốc cho tác dụng tốt trên những bệnh nhân giãn tĩnh mạch ở cấp độ C0 – C3 trên thang phân loại CEAP.

Xem thêm: Phân loại các cấp độ suy giãn tĩnh mạch chi

Những người bị giãn tĩnh mạch sâu hay mức độ bệnh nghiêm trọng, kem trị giãn tĩnh mạch thường cho hiệu quả kém, thậm chí không có tác dụng.

Phạm vi tác dụng của các loại kem trị giãn tĩnh mạch thường gồm:

  • Giảm triệu chứng giãn tĩnh mạch như: đau, nhức mỏi, tê bì, nặng nề, chuột rút ban đêm ở chân.
  • Ngăn ngừa biến chứng viêm – loét da do suy giãn tĩnh mạch.
  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, giảm nguy cơ vỡ các mao mạch nhỏ và giảm tính thấm thành mạch.
  • Giảm nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch.
Kem bôi trị giãn tĩnh mạch là một trong những giải pháp hữu hiệu cho người bệnh. Tuy nhiên, việc dùng sản phẩm không phù hợp hoặc dùng sai cách có thể khiến người bệnh không đạt được hiệu quả, thậm chí hại nhiều hơn lợi. Để tránh tình huống này, bạn nên thăm khám kỹ càng để xác định tình trạng bệnh và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

3. Một số loại kem trị giãn tĩnh mạch

Thị trường hiện nay có rất nhiều loại kem trị giãn tĩnh mạch. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những sản phẩm này trên tại các quầy thuốc, trang tìm kiếm hoặc sàn thương mại điện tử. Dưới đây là một số kem trị giãn tĩnh mạch nổi bật nhất:

Varicofix

Kem trị giãn tĩnh mạch Varicofix là một trong những sản phẩm được rất nhiều người bệnh tại Hoa Kỳ ưa chuộng. Varicofix được bào chế dưới dạng gel bôi trực tiếp lên da, có thể dùng được cho nam giới và nữ giới.

Varicofix
Varicofix là sản phẩm có nguồn gốc từ Hoa Kỳ

Thành phần:

Kem Varicofix có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên gồm: arnica, phytotonine, heparin, ruscus, solomon’s seal, cypress cones và centella asiatica.

Công dụng:

Varicofix được sử dụng như một giải pháp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch, giảm triệu chứng và giảm tỷ lệ tái phát. Những tác dụng cụ thể của sản phẩm gồm:

  • Hỗ trợ cải thiện và tăng cường tuần hoàn máu, giảm nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch.
  • Giảm nhẹ các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân như: đau, nhức mỏi, nặng nề, sưng phù, tê bì, kiến bò và chuột rút ban đêm.
  • Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, giảm nguy cơ giãn vỡ tĩnh mạch.

Varicofix bào chế ở dạng gel nên có ưu điểm là khả năng thẩm thấu tốt, cải thiện nhanh triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, thành phần từ thảo dược tự nhiên giúp hạn chế tác dụng phụ. Tuy nhiên, dạng gel cấp ẩm kém hơn, không phải là lựa chọn ưu tiên cho những người có triệu chứng khô ngứa, căng tức trên da.

Giá tham khảo: 690.000 đồng/ tuýp.

Varikosette

Kem trị giãn tĩnh mạch Varikosette là sản phẩm có nguồn gốc từ Nga và được tin dùng tại nhiều quốc gia lớn khác như: Pháp, Mỹ, Úc,… Tại Việt Nam, người bệnh có thể dễ dàng tìm mua Varikosette tại các nhà thuốc, phòng khám chuyên khoa hoặc các trang thương mại điện tử.

Varikosette
Varikosette là kem trị giãn tĩnh mạch của Nga

Thành phần:

Varikosette chứa thành phần từ thảo dược tự nhiên gồm: chiết xuất từ hạt dẻ ngựa, chiết xuất từ lá bạch dương, mật ong, tinh dầu chanh – bạc hà – đậu tương – dừa, absinthe, cúc la mã, cây tầm ma, cà phê, bạch quả và troxerutin.

Công dụng:

Kem trị giãn tĩnh mạch Varikosette có tác dụng nổi trội trong việc giảm nhẹ triệu chứng và góp phần ngăn biến chứng, cụ thể:

  • Cải thiện lưu thông máu, giảm tình trạng nặng mỏi, phù nề ở chân.
  • Giảm triệu chứng đau nhức, sưng viêm, tấy đỏ do suy giãn tĩnh mạch gây ra.
  • Hỗ trợ chức năng thành mạch, phòng ngừa biến chứng loét chân, giãn vỡ tĩnh mạch.

Varikosette được yêu thích bởi dạng kem tan nhanh, thẩm thấu tốt qua da và giữ ẩm tốt. Bên cạnh đó, thành phần thảo dược giúp hạn chế tối đa tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, sản phẩm này có khá nhiều hàng giả trên thị trường, người bệnh cần tìm hiểu kỹ nguồn gốc và chất lượng trước khi mua hàng.

Giá tham khảo: 162.000 đồng/ tuýp.

Advanced Clinicals Vein Care

Vein Care Cream là kem trị giãn tĩnh mạch được sản xuất bởi hãng Advanced Clinicals. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại với quy trình được kiểm ngặt gắt gao nên chất lượng được đảm bảo tuyệt đối. Đây cũng là một trong số những sản phẩm được ưa chuộng hàng đầu tại Mỹ.

Vein-Care-Cream
Vein Care Cream là một trong những sản phẩm hiệu quả nhất hiện nay

Thành phần:

Vein Care Cream sở hữu bộ thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên gồm: chiết xuất tảo chlorella vulgaris, tinh dầu hướng dương, vitamin C và ethylhexyl.

Công dụng:

Vein Care Cream giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch với những tác dụng nổi bật như:

  • Giảm triệu chứng khó chịu do suy giãn tĩnh mạch gây ra như: đau nhức, sưng tấy, phù nề, tê bì, chuột rút ban đêm.
  • Thúc đẩy tuần hoàn máu, ngăn ngừa giãn vỡ và hình thành huyết khối tĩnh mạch.
  • Giúp dưỡng ẩm, giảm căng tức và cải thiện thẩm mỹ cho vùng da bị suy giãn tĩnh mạch.

Vein Care Cream được xếp vào nhóm sản phẩm cao cấp, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng với đầy đủ chứng nhận quốc tế và kiểm nghiệm an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, sản phẩm có giá thành khá cao và không có nhiều điểm phân phối.

Giá tham khảo: 690.000 đồng/ tuýp.

Oribe VascoVein Cream

VascoVein là thương hiệu kem trị giãn tĩnh mạch nội địa thuộc Công ty Dược mỹ phẩm Oribe. Sản phẩm được bào chế dưới dạng kem mềm, giúp thẩm thấu ngay vào da sau khi sử dụng.

Oribe-VascoVein-Cream
VascoVein là sản phẩm nội địa Việt Nam

Thành phần:

Oribe Vascovein Cream chứa chiết xuất từ thảo dược tự nhiên gồm: chiết xuất hạt dẻ ngựa, chiết xuất cây phỉ, chiết xuất lô hội và dầu hạt nho.

Công dụng:

Kem Vascovein được biết đến là một sản phẩm đa công dụng gồm:

  • Massage cải thiện lưu thông máu, giảm triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.
  • Cung cấp dưỡng chất, tăng độ đàn hồi, săn chắc và hạn chế lão hoá da.

Ưu điểm của kem trị giãn tĩnh mạch VascoVein là thành phần tự nhiên, ít gây tác dụng phụ và dị ứng, giá thành hợp lý. Sản phẩm hiệu quả trong cả hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch.

Giá tham khảo: 160.000 đồng/ tuýp.

Kem Celia

Celia là sản phẩm kem trị giãn tĩnh mạch có nguồn gốc từ Ba Lan. Đây là môt trong những sản phẩm được nhiều người bệnh tin dùng nhất bởi hiệu quả tốt và chi phí phù hợp.

Celia
Kem Celia được rất nhiều người bệnh ưa chuộng

Thành phần:

Kem trị giãn tĩnh mạch Celia có thành phần hoàn toàn tự nhiên gồm: chiết xuất hạt dẻ ngựa, collagen, menthol và glycerin.

Công dụng:

  • Sau khi thoa lên da, kem Celia nhanh chóng thẩm thấu vào máu và tạo ra hiệu quả như:
  • Thúc đẩy lưu thông máu, giảm triệu chứng như: đau nhức, sưng tấy, phù nề, nặng mỏi, tê bì và chuột rút ở chân.
  • Củng cố chức năng thành mạch, giảm nguy cơ giãn vỡ tĩnh mạch.
  • Phòng ngừa biến chứng viêm loét, huyết khối tĩnh mạch.
  • Cấp ẩm, nuôi dưỡng da từ đó cải thiện vấn đề thẩm mỹ cho cho vùng da giãn tĩnh mạch.

Kem Celia có thành phần hoàn toàn tự nhiên, giúp hạn chế tối đa tác dụng phụ trong thời gian sử dụng. Người bệnh có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm tại các nhà thuốc, siêu thị hay trên các trang bán hàng online.

Giá tham khảo: 480.000 đồng/ tuýp.

Trên đây là bài viết chia sẻ một số vấn đề về kem trị giãn tĩnh mạch. Hy vọng thông tin trong bài sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về dòng sản phẩm này, từ đó lựa chọn được giải pháp phù hợp với tình trạng của mình. Nếu cần tư vấn thêm, bạn đừng ngại để lại lời nhắn hoặc liên hệ trực tiếp với chuyên gia qua hotline: 1900 545 518.

]]>
https://dulcit.vn/kem-tri-gian-tinh-mach-6020/feed/ 0